Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong đó, bà bầu bị ợ nóng là một biểu hiện rất thường gặp. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây nhiều khó chịu cho các bà bầu vì ảnh hưởng đến việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hiểu rõ về nguyên nhân và cách giảm nhẹ triệu chứng sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ dễ chịu hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nhận biết dấu hiệu ợ nóng khi mang thai
Theo thống kê, có đến 30 – 50% phụ nữ khi mang thai đều gặp phải chứng nóng cổ, ợ chua. Tình trạng này nặng nhẹ tùy biểu hiện ở mỗi người và ở những thời điểm nhất định
Bà bầu cảm giác bị nóng, khó chịu bắt đầu từ vùng mỏm ức lan lên cổ, kèm theo cảm giác đau tức ở ngực. Cùng với đó là biểu hiện ợ chua, đầy bụng, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi,… Những biểu hiện này có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc sau bữa cơm một thời gian ngắn. Bà bầu bị nóng cổ trong giai đoạn đầu mang thai hoặc sau khi thai nhi được khoảng 27 tuần tuổi.
Mặc dù ợ nóng không gây ra nhiều phiền hà nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này xuất hiện liên tục, mẹ bầu chán ăn mệt mỏi,… thì bạn nên thăm khám bác sĩ vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý.
Theo ước tính, có khoảng 30 – 50% bà bầu gặp phải triệu chứng ợ chua ợ nóng khi mang thai
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ nóng ở phụ nữ mang thai, bao gồm cả những thay đổi về sinh lý và lối sống:
- Thay đổi Hormone: Trong thai kỳ, nồng độ hormone progesterone tăng cao để giúp cơ tử cung thư giãn, đồng thời cũng làm giãn cơ vòng dưới thực quản, gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày.
- Áp Lực Từ Thai Nhi: Khi thai nhi lớn lên, tử cung mở rộng và gây áp lực lên dạ dày, đẩy axit dạ dày lên thực quản.
- Thói Quen Ăn Uống: Ăn quá no hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể khiến axit dạ dày trào ngược. Các loại thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, hoặc thức uống có ga cũng là nguyên nhân gây ợ nóng.
- Tăng Cân: Sự tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng có thể gây ra ợ nóng do áp lực tăng lên vùng bụng.
Một số yếu tố khác có vai trò làm tăng nguy cơ mắc phải chứng khó tiêu ở phụ nữ mang thai có thể kể đến là:
- Tiền sử mắc viêm dạ dày hoặc chứng ợ hơi, ợ nóng trước khi mang thai.
- Phụ nữ mang thai đang ở những tháng cuối của thai kỳ.
Một số biện pháp giúp giảm nhẹ chứng ợ nóng khi mang thai
Thay đổi thói quen ăn uống
- Tránh xa thực phẩm gây khó chịu: Nếu nhận thấy bị ợ chua sau khi ăn thực phẩm chiên, cay hoặc nhiều khí, hãy tránh ăn các thực phẩm này. Nên ăn các loại thực phẩm giàu xơ, sữa chua, cá, trứng, thịt gà,… dễ tiêu hóa.
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa một ngày (bữa sáng, bữa trưa và bữa tối), hãy thử ăn sáu bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp dạ dày nhẹ nhõm hơn vì dạ dày sẽ không bị đầy sẽ làm giảm các triệu chứng trào ngược axit. Nhai kỹ và chia nhỏ thức ăn thì thức ăn càng dễ dàng được tiêu hóa đúng cách.
- Uống đủ nước: Uống 8 đến 10 cốc nước hoặc đồ uống lành mạnh khác mỗi ngày, nhưng hạn chế đồ uống có caffein và đường.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Tránh mặc quần áo ôm sát: Quần áo bó sát vòng eo có thể gây áp lực lên dạ dày của bạn.
- Không nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn: Giữ tư thế thẳng đứng càng lâu càng tốt, nên tránh nằm ít nhất một giờ sau khi ăn. Khi nằm xuống, các chất trong dạ dày sẽ bị dịch chuyển sang một bên và dễ dàng trào ngược lên thực quản.Xoa bụng nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ và bé thư giãn mà còn đẩy thức ăn xuống dạ dày nhanh hơn.
- Sử dụng trọng lực để có lợi: Ngủ nghiêng với một chiếc gối bổ sung hoặc một cái nệm để giữ cho đầu của thai phụ được nâng cao. Nằm nghiêng bện trái là cách ngủ an toàn nhất khi mang thai.
- Giảm căng thẳng và nghỉ ngơi đầy đủ: Căng thẳng và mệt mỏi có thể khiến chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn. Cố gắng nghỉ ngơi khi có thể và sử dụng thiền, tập thể dục nhẹ, nghe nhạc hoặc các kỹ thuật khác để giúp thai phụ thư giãn cơ thể.
- Không hút thuốc hoặc uống rượu: Không uống rượu bia, đồ uống có khí gas hay sử dụng thuốc lá. Bởi rượu bia, thuốc lá không chỉ gây hại đối với thai nhi mà còn làm giãn cơ vòng thực quản dưới, làm tăng nguy cơ ợ chua ợ nóng khi mang thai.
Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu xơ giúp mẹ bầu giảm ợ chua ợ nóng khi mang thai
Nếu các phương pháp tự nhiên trên không có tác dụng đối với bà bầu bị ợ nóng thì cần phải có sự can thiệp của y tế. Bà bầu nên đi khám tìm nguyên nhân gây ra biểu hiện nóng cổ và điều trị theo nguyên nhân.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa ợ nóng ở bà bầu cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bà bầu không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Kết Luận
Ợ nóng khi mang thai là một tình trạng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể quản lý được nếu mẹ bầu hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết sẽ giúp mẹ bầu giảm nhẹ triệu chứng ợ nóng và tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe trong thai kỳ, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy yên tâm hơn và có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân và em bé trong suốt thai kỳ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an lành và hạnh phúc!