Bài viết dưới đây là một số chia sẻ về Cách chăm sóc phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm gặp ở phụ nữ mang thai cần nhận được những sự chăm sóc đặc biệt để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ. Khi được chẩn đoán tiểu đường, người phụ nữ dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ, tuy nhiên đa phần tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng cũng có một số trường hợp duy trì sau sinh và trở thành tiểu đường thực sự.
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh tiểu đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:
- Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
- Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
- Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
- Dị tật bẩm sinh.
- Tử vong ngay sau sinh.
- Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
- Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
Trong khi đó, đối với thai phụ bị tiểu đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:
- Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
- Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
- Tăng nguy cơ sinh non.
- Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết thai kỳ, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ:
- Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
- Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
- Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.
Lưu ý:
- Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.
Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:
- Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
- Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
- Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
- Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,..
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết trong thai kỳ. Thông qua đó làm hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể gây ra với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời.
Những lưu ý khi chăm sóc phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Ba yếu tố cơ bản để quản lý tốt một trường hợp tiểu đường thai kỳ là theo dõi đường máu, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực.
Chăm sóc ở giai đoạn mang thai
Quản lý đường huyết:
- Ban đầu có thể quản lý tiểu đường thai kỳ với chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.
- Một số phụ nữ cần dùng insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn nhưng sau sinh sẽ không cần dùng nữa. Quản lý đường máu sẽ an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi.
- Theo dõi mức đường máu thường xuyên để đảm bảo các chỉ số luôn nằm trong mục tiêu điều trị, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn và hiểu rõ về con số đường máu nhằm giúp đảm bảo điều trị hiệu quả và điều chỉnh quá trình trị liệu kịp thời.
Quản lý chế độ ăn:
- Ăn uống trong thai kỳ cần được quan tâm, ăn uống đúng cách là một phần quan trọng giúp kiểm soát mức đường huyết nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
- Phụ nữ bị tiểu đường được khuyến khích chia nhiều bữa trong ngày và mỗi lần chỉ nên ăn lượng nhỏ nhằm duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.
- Thêm một số thực phẩm chứa carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính và phụ (gạo lức, gạo mầm, một số loại đậu,…).
- Lựa chọn thực phẩm đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi, sắt và axit folic.
- Ăn nhiều chất xơ và hạn chế các thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường.
- Ăn các loại hạt có chỉ số đường thấp.
- Thức uống tốt nhất là trong thời kỳ này là nước sôi để nguội, các loại thức uống ngọt dành cho người ăn kiêng thực sự không vô hại như người ta vẫn nghĩ, nên hạn chế sử dụng.
Quản lý vận động trong thai kỳ:
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên vận động ở mức độ trung bình nhằm duy trì mức đường máu ổn định, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ sản khoa trước khi có bất kỳ chế độ tập thể dục nào.
- Hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể giảm sức đề kháng insulin, hoàn thiện thể lực và chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở. Hoạt động thể chất nên được duy trì như là một thói quen hàng ngày giúp cải thiện tổng trạng sức khỏe.
Chăm sóc ở giai đoạn sau sinh
- Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau sinh, phụ nữ nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường máu ở 6 tuần sau sinh để khẳng định chẩn đoán.
- Nếu không có kết quả tiểu đường thì phụ nữ có thể duy trì cuộc sống như trước khi mang thai.
- Nếu có kết quả tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 thì cần tham khảo các bác sĩ chuyên khoa cho một chế độ sinh hoạt cũng như điều trị mới.
- Bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể cho con bú hoàn toàn bình thường.
Kết luận
Chăm sóc phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đòi hỏi sự cẩn trọng và kiên nhẫn. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát mức đường huyết và thường xuyên thăm khám bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bằng cách ăn uống hợp lý, chia nhỏ các bữa ăn và tập thể dục đều đặn, bạn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Đừng quên theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ lịch tái khám để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Sự hỗ trợ từ gia đình và người thân cũng rất cần thiết để giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.