1. Định nghĩa viêm gan mãn tính
Viêm gan mãn tính (hay mạn tính) là gan bị viêm dẫn đến việc tế bào gan bị hoại tử, bệnh kéo dài trên 6 tháng có thể được coi là vêm gan mạn tính.
Nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính rất nhiều, thông thường có liên quan đến sự tồn tại liên tục của virus viêm gan, chức năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, chức năng trao đổi chất và hệ thống vi tuần hoàn của gan bị rối loạn.
2. Biểu hiện lâm sàng và mối nguy hại của viêm gan mãn tính
Bệnh viêm gan mãn tính ít gặp hơn so với viêm gan cấp tính nhưng nó có thời gian ủ bệnh rất lâu, kéo dài nhiều năm thậm chí là vài chục năm.
Biểu hiện lâm sang của viêm gan mạn tính không thống nhất, một số người bệnh không có cảm giác khó chịu trong thời kỳ đầu, số khác cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, nhiệt thấp, bụng trên khó chịu. Người bệnh nặng sau một thời gian dài ủ bệnh sẽ tổn hại gan nghiêm trọng, gây ra nhiều loại bệnh gan.
3. Các đường lây bệnh viêm gan
Con đường lây truyền bao gồm: từ mẹ sang con, da và niêm mạc bị trầy, đường tình dục. Lây truyền trong quá trình chuyển dạ và đẻ là phương thức chủ yếu của con đường lây truyền từ mẹ sang con, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với máu & dịch thể của người mẹ bị nhiễm HBV (viêm gan siêu vi B) khi sinh, một tỷ lệ nhỏ của việc lây truyền từ mẹ sang con là do lây nhiễm trong tử cung. Ngoài ra, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng có thể bị lây bệnh viêm gan B. Mức độ lây nhiễm HBV trong việc giao hợp với người bị nhiễm HBV và người quan hệ bừa bãi là rất cao. Ôm ấp, hắt hơi, ho, ăn uống, dùng chung đồ dùng ăn cơm và ly uống nước thường sẽ không lây truyền bệnh viêm gan.
Nguồn: Internet