Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Lúc này, việc điều trị phải được bác sĩ xem xét cẩn thận. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về Các yếu tố nguy cơ gây suy thận giai đoạn cuối.
Suy thận giai đoạn cuối là gì?
Suy thận giai đoạn cuối (giai đoạn 5) là khi bệnh nghiêm trọng nhất. Thận tổn thương rất nặng, mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng. Độ lọc cầu thận (lượng máu được lọc qua thận trong một đơn vị thời gian, thường tính bằng phút) ở mức kém nhất (dưới 15mL/ph/1,73 m2).
Thận lọc yếu khiến những chất dư thừa, chất độc tích tụ và gây hại cho cơ thể, nhất là hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp da và máu. Người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được thay thận kịp thời.
Các yếu tố gây suy thận giai đoạn cuối
Ba nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn giai đoạn cuối trên thế giới là: Đái tháo đường, Tăng huyết áp và Bệnh cầu thận. Nếu tại các nước đã phát
triển, đái tháo đường vẫn chiếm ưu thế trong khi tại các nước đang phát triển, nguyên nhân hàng đầu vẫn là bệnh cầu thận (30-48%).
Hầu hết các bệnh về thận có tiến triển khá nhanh. Bệnh sẽ tấn công vào các nephron, các đơn vị lọc nhỏ nhất của thận, làm giảm chức năng lọc máu, lâu dần bệnh nhân mất hẳn chức năng này và trở thành bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận mãn tính giai đoạn cuối là tăng huyết áp và tiểu đường.
Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên, còn có một vài nguyên nhân khác dẫn đến suy thận mãn tính giai đoạn cuối như:
- Trào ngược bàng quang – niệu quản
- Viêm cầu thận
- Tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài
- Tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức
- Bất thường bẩm sinh ở ổ bụng
- Một số có thể dẫn đến ung thư
Biến chứng của suy thận giai đoạn cuối
Suy thận giai đoạn cuối là cấp nặng nhất và nguy hiểm nhất của suy thận. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và gây ra biến chứng điển hình như:
- Nhiễm trùng ngoài da và nhiễm trùng bên trong cơ thể (nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu).
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trong cơ thể
- Thay đổi nồng độ đường huyết
- Xương yếu đi nhiều
- Tổn thương thần kinh nặng nề
- Đau cơ xương khớp
- Nồng độ chất điện giải khác thường
Các biến chứng ít phổ biến nhưng cũng khá nguy hiểm bao gồm:
- Suy gan
- Các vấn đề về tim và mạch máu
- Tích tụ dịch nhầy ở phổi
- Chứng tăng năng tuyến cận giáp
- Dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu
- Chảy máu dạ dày và ruột
- Dễ bị rối loạn chức năng não gây mất trí nhớ
- Dễ bị gãy xương
- Co giật
Suy thận mạn tiến triển thầm lặng, không có dấu hiệu báo trước nên xét nghiệm cơ bản, xét tổng quát định kỳ là cần thiết để tầm soát và có hướng xử trí kịp thời. Nhận biết, hiểu rõ những giai đoạn và triệu chứng bệnh suy thận sẽ giúp người bệnh ổn định tâm lý để an tâm điều trị, mang lại kết quả khả quan hơn. Dù ở giai đoạn suy thận mạn nào, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời để làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.