Trong thời gian mang thai, có một số loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai không nên ăn bởi chúng gây nguy hiểm cho thai nhi. Hơn nữa, nhiều lời truyền miệng rằng cà tím cũng nằm trong danh sách này. Vậy, bầu ăn cà tím được không? Cùng khám phá câu trả lời thông qua những chia sẻ trong bài viết sau.
Giải đáp thắc mắc bầu ăn cà tím được không?
Cà tím là một loại quả không còn quá xa lạ và được sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Với bà bầu, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng cà tím trong quá trình mang thai. Một số ý kiến cho rằng, cà tím ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai.
Vậy, bầu ăn cà tím được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, cà tím hoàn toàn có thể sử dụng được cho bà bầu, hơn nữa còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe.
Trong 100g cà tím chứa khoảng:
- Chất xơ: 3g.
- Magie: 14mg.
- Kali: 229mg.
- Phốt pho: 24mg.
- Vitamin K: 3,5 mcg.
- Folate: 22mcg.
Có thể thấy, cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều dưỡng chất có ích với các mẹ bầu. Do đó, không như nhiều người lầm tưởng, cà tím là loại quả hoàn toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang bầu. Tuy vậy, bà bầu chỉ nên sử dụng 100 – 200g cà tím và dùng 2 – 3 ngày / tuần.
Một số lợi ích của cà tím đối với sức khỏe mẹ bầu
Vậy, chắc hẳn bạn đã biết được bầu ăn cà tím được không qua những chia sẻ trên. Nếu mẹ bầu tiêu thụ với một lượng vừa phải thì cà tím được xem là thực phẩm khá an toàn để có thể thưởng thức trong thời gian mang thai. Cà tím có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của thai phụ cũng như giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số tác dụng khi ăn cà tím:
Thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi
Cà tím là nguồn cung cấp tuyệt vời các dưỡng chất như niacin, vitamin A, B, E,… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, loại quả này còn chứa các khoáng chất như đồng, kali, sắt và mangan để giúp hỗ trợ duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu và số lượng huyết sắc tố đáng kể.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ
Theo các bác sĩ cho biết, một trong những chất quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ suốt quá trình mang thai là axit folic. Chất này có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh lượng máu cần thiết giúp thai phụ khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như nứt đốt sống, rối loạn não,…
Mỗi chén cà tím chứa trung bình 47 mcg axit folic, tương đương với 8% nhu cầu của cơ thể mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu cần thường xuyên ăn cà tím để tăng hàm lượng axit folic trong cơ thể nhằm bảo vệ mẹ bầu và em bé.
Giúp kiểm soát tăng huyết áp
Nếu mắc phải chứng cao huyết áp khi mang thai, bạn có thể cân nhắc sử dụng cà tím như một thực phẩm hỗ trợ giúp làm giảm tình trạng của chứng bệnh này. Bioflavonoid có trong cà tím sẽ giúp hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mang thai, chẳng hạn tiền sản giật.
Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Vào tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu thường ít vận động để đảm bảo thai nhi luôn được an toàn. Điều này cũng vô tình trở thành nguyên nhân khiến cho mỡ tích tụ trong máu, nguy cơ mẹ bầu và em bé phải đối mặt với nguy hiểm khá cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp thai phụ giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu và giúp tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Mẹ bầu thường dễ bị táo bón vào 3 tháng đầu thai kỳ bởi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Điều này sẽ khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột cũng như quá trình đẩy chất thải ra ngoài bị ảnh hưởng. Cà tím có chứa đến 1.5g chất xơ trong mỗi 100g. Do đó, ăn cà tím sẽ giúp thai phụ cải thiện những vấn đề thường gặp về hệ tiêu hóa, hơn nữa còn giúp khắc phục chứng táo bón khi mang thai.
Giảm nguy cơ tổn thương tế bào
Một hợp chất chống oxy hóa có trong cà tím tên là anthocyanin giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ những tế bào trong cơ thể tránh khỏi những tổn thương. Ngoài ra, hợp chất hữu cơ này cũng có tác dụng phòng tránh tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh ung thư,…
Tác dụng phụ khi ăn cà tím quá nhiều
Mặc dù có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe nhưng cà tím vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều trong một tháng. Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào khẳng định những điều nêu dưới đây, tuy nhiên các mẹ bầu cũng nên tham khảo một số yếu tố chẳng hạn như:
- Nguy cơ chuyển dạ sớm: Hàm lượng phytohormone trong cà tím khá cao, có khả năng kích thích kinh nguyệt, điều trị vấn đề vô kinh. Cà tím còn chứa hợp chất toxoplasmosis gây thúc đẩy chuyển dạ sớm và sinh non nếu mẹ ăn nhiều.
- Tác động không tốt đến dạ dày: Cà tím là loại quả có tính axit cao. Do đó, nếu bổ sung hàm lượng lớn cà tím sẽ có nguy cơ gây nên tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu và rối loạn đường tiêu hóa.
- Tăng nguy cơ sinh non: Việc mẹ bầu ăn quá nhiều cà tím khi mang thai, cộng thêm việc loại quả này nếu không được rửa và làm sạch đúng cách sẽ có thể gây nhiễm khuẩn. Điều này xảy ra bởi sự hiện diện của bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma trong đất trồng.
- Khó tiêu: Nếu ăn cà tím chưa được nấu chín kỹ, sẽ dễ phát sinh những vấn đề tiêu hóa không mong muốn trong giai đoạn nhạy cảm này.
Mách bảo mẹ bầu cách chế biến cà tím an toàn
Bầu ăn cà tím được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà tím trong thai kỳ, tuy nhiên cần sơ chế đúng cách. Để phòng tránh các tác dụng phụ mà cà tím mang lại, ngoại trừ việc ăn theo chế độ hợp lý, mẹ bầu cần lưu ý đến một số điều dưới đây để chế biến theo cách an toàn nhất.
- Mẹ bầu không nên lựa chọn khi quan sát thấy bên ngoài trái cà tím có lớp vỏ nhăn nheo, bị dập úng hoặc màu sắc quả không đồng đều và có nhiều vết đốm trên bề mặt quả.
- Khi mua cà tím, mẹ cần lựa chọn những trái cà có lớp vỏ bên ngoài bóng mượt, khi cầm lên có cảm giác chắc tay.
- Trong quá trình chế biến cà tím lưu ý không được nấu ở nhiệt độ quá cao làm mất đi chất dinh dưỡng của trái cà. Ngoài ra, không ăn những trái cà tím chưa được nấu chín để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Mẹ bầu nên lựa chọn mua những trái cà tím có kích thước nhỏ, thường tươi và ngon hơn. Thông thường cà tím có kích thước lớn sẽ có vị đắng do già.
- Trước khi chế biến, trong bước sơ chế cần rửa sạch cà tím dưới vòi nước. Sau đó, bào sạch vỏ và ngâm phần thịt quả qua nước muối pha loãng. Cần gọt sạch vỏ để có thể loại bỏ vi khuẩn cũng như tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Kết luận: Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, các mẹ bầu đã có thể tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “Bầu ăn cà tím được không” cũng như biết được một số lưu ý cần thiết. Hãy bổ sung cà tím ở mức độ vừa phải để có được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.