Vitamin B5 được xem là một trong những loại vitamin cần thiết đối với cuộc sống con người. Vậy thiếu vitamin B5 bị bệnh gì? Dấu hiệu thiếu vitamin B5 có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu tất tần tật về loại hợp chất quan trọng này ngay trong bài viết dưới đây.
Vitamin B5 là gì?
Vitamin B5 hay còn gọi là Axit pantothenic, được xem là loại vitamin mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời cải thiện hiệu quả các vấn đề về da, mái tóc và mắt. Thông thường, vitamin B5 sẽ được sử dụng kết hợp cùng với các loại vitamin khác, như vitamin B1, B2, B3, B6 và B12,…
Vậy vitamin B5 có tác dụng gì? Được biết vitamin B5 không chỉ hỗ trợ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não mà còn chiết xuất protein và chất béo. Chi tiết hơn, mời bạn đọc cùng điểm qua một số tác dụng phổ biến của chúng đối với sức khỏe con người, như:
- Làm đẹp da, tóc suôn mượt: Thực tế, vitamin nhóm B nói chung hay vitamin B5 nói riêng thì đều có tác dụng tăng cường sức khỏe của tóc, móng và da hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp giữ tóc luôn suôn mượt và ngăn ngừa gãy rụng. Riêng đối với làn da, bổ sung vitamin B5 sẽ giúp hạn chế nổi mụn nhờ vào khả năng phân giải lượng dầu thừa trên da.
- Nâng cao sức khỏe tim mạch: Chất dẫn xuất của hợp chất này sẽ giúp cải thiện nồng độ lipid trong gan và máu. Bên cạnh đó, chúng còn làm hạ mức cholesterol toàn phần, từ đó phòng ngừa một số bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và tăng huyết áp.
- Giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng: Do vitamin B5 có thể hỗ trợ hệ thống dẫn truyền thần kinh, vì thế chúng góp phần làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Không những thế, hợp chất này còn giúp điều tiết Hormone steroid và Acetylcholine, từ đó giúp cơ thể cải thiện chứng lo âu và stress.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Với hoạt chất Coenzyme A được chuyển hóa từ vitamin B5 có khả năng thải độc và đào thải các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng.
- Kích thích cơ thể tăng trưởng: Do vitamin B5 là một chất tổng hợp cho quá trình trao đổi chất. Vì thế, chúng giúp hình thành chất béo, carbohydrate, axit amin cùng với kích thích nội tiết tố thượng thận.
Vitamin B5 là gì?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B5 của cơ thể
Trong thực tế, rất hiếm để gặp tình trạng thiếu vitamin B5, ngoại trừ các trường hợp người bệnh bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với những người thiếu vitamin B5 cũng sẽ dễ dẫn đến việc thiếu hụt các loại vitamin khác. Vậy nên, bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu sau để bổ sung hợp chất này kịp thời.
- Cơ thể thiếu năng lượng, dẫn đến trạng thái mệt mỏi, khó chịu, chán chường
- Thường xuyên nhức đầu, gây rối loạn giấc ngủ
- Dễ tức giận và cáu gắt
- Bị chuột rút, tê bì hay nóng rát tay chân
- Bị đau dạ dày, dễ buồn nôn
Những dấu hiệu thiếu vitamin B5 của cơ thể
Thiếu vitamin B5 gây ra bệnh gì?
Tuy việc thiếu hụt vitamin B5 rất hiếm gặp, nhưng không có nghĩa là không có. Bởi nếu với một chế độ dinh dưỡng không cân đối sẽ dễ khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng này, gây ra một số bệnh nghiêm trọng như:
- Bệnh trầm cảm: Từ dấu hiệu thiếu vitamin B5 chính là khiến cơ thể dễ mệt mỏi, stress và nếu bệnh nặng sẽ có thể dẫn đến trầm cảm.
- Cảm cúm, bị viêm họng: Do vitamin B5 góp phần làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế, một khi thiếu hụt hợp chất này sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, cụ thể là cảm cúm và bệnh viêm họng. Không những thế, cơ thể còn gặp tình trạng nhiễm trùng do suy giảm hệ miễn dịch.
- Rối loạn thần kinh: Vì vitamin B5 có tác dụng hỗ trợ hệ thống dẫn truyền thần kinh, do đó khi cơ thể không cung cấp đủ hợp chất này sẽ gặp một số vấn đề như bị chuột rút, nóng rát toàn thân hoặc tê bì chân tay. Thêm vào đó, nếu các triệu chứng này về lâu sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Thiếu vitamin B5 gây ra bệnh gì?
: Thiếu Vitamin B6: Dấu hiệu nhận biết và cách bổ sung
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B5
Như đã chia sẻ ở trên, tình trạng thiếu hụt vitamin B5 rất hiếm xảy ra bởi hợp chất này luôn có mặt trong nhiều loại thực phẩm phổ biến, như thịt gà, cá, rau hay đậu,… Tuy nhiên, theo một số báo cáo và phân tích, trường hợp người bệnh thiếu vitamin B5 thường xuất phát từ nguyên nhân như:
- Chế độ ăn uống không chứa vitamin B5: Thật vậy, trong thí nghiệm này đã ghi nhận thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến việc thiếu hụt các chất vitamin, trong đó có cả axit pantothenic. Từ đó, dẫn đến các tình trạng như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn đường ruột và mất ngủ,…
- Đang sử dụng thuốc đối kháng chuyển hóa vitamin B5: Chất canxi homopantothenate (hoặc hopantenate) là một chất đối kháng với vitamin B5, khi kết hợp sẽ có làm tăng cường chức năng tâm thần, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, khi sử dụng hopantenate cũng gây nên bệnh não gan đồng thời làm thiếu hụt vitamin B5 trầm trọng.
- Đột biến gen làm thiếu enzyme pantothenate kinase: Trong trường hợp này, cơ thể người bệnh dễ thiếu hụt enzyme pantothenate kinase và không thể chuyển hóa vitamin B5 thành CoA. Hậu quả là làm xuất hiện các vấn đề như suy giảm thị lực và trí tuệ, có sự bất thường về giọng nói, không thể kiểm soát hành vi và nặng nhất là rối loạn nhân cách.
Chế độ ăn uống không cân đối khiến cơ thể thiếu vitamin B5
Các cách bổ sung vitamin B5 hiệu quả
Thông qua những dấu hiệu thiếu vitamin B5, bạn có thể bổ sung hợp chất này bằng thực phẩm hoặc thức uống. Cụ thể, một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5 mà bạn có thể tham khảo:
- Bổ sung bằng thực phẩm: Thịt nạc, cá hồi, gan bò, thịt nội tạng, các loại hạt, hay trứng,…
- Bổ sung thông qua thức uống: Nước ép bông cải xanh, ngũ cốc, sữa chua, nước ép dâu tây,…
- Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng.
Các cách bổ sung vitamin B5 hiệu quả
Hàm lượng vitamin B5 cần thiết cho cơ thể
Tương tự như các chất dinh dưỡng khác, hàm lượng vitamin B5 được khuyến nghị sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi. Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 5 – 10mg vitamin B5 bằng các thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đã đưa ra liều lượng uống thuốc vitamin B5 như sau:
Độ tuổi |
Hàm lượng vitamin B5 cần thiết |
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi |
1,7 mg/ngày |
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi |
1,8 mg/ngày |
Trẻ từ 1 – 3 tuổi |
2 mg/ngày |
Trẻ từ 4 – 8 tuổi |
3 mg/ngày |
Trẻ từ 9 – 13 tuổi |
4 mg/ngày |
Nam nữ từ 14 tuổi trở lên |
5 mg/ngày |
Phụ nữ có thai |
6 mg/ngày |
Phụ nữ đang cho con bú |
7 mg/ngày |
Hàm lượng vitamin B5 cần thiết cho cơ thể
Thông qua bài viết, Pharmacity đã cung cấp toàn bộ thông tin về tình trạng thiếu vitamin B5 cùng với cách bổ sung hợp chất này sao cho hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?
- Thiếu vitamin B1: Hiểu về tình trạng của cơ thể và cách bổ sung
- Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết
- Thiếu vitamin B12: Cách bổ sung nhanh chóng và hiệu quả