Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây đau đớn, co giật, gây viêm nhiễm nghiêm trọng, điếc và ảnh hưởng tới hệ thần kinh trẻ. Bố mẹ nhận biết 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em sau đây đây để kịp thời điều trị cho con nhé!
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa (khoảng trống phía sau màng nhĩ), thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp hơn ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên. Khi trẻ em bị viêm tai giữa, phần tai giữa có nhiều mủ, kèm theo các triệu chứng dưới đây.
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh, trẻ đã lớn hơn và người lớn. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ không phân chia các trường hợp và có biểu hiện chung như sau:
-
- Sốt không rõ nguyên nhân, có thể sốt đến 39 độ.
-
- Khó ngủ, quấy khóc, cáu gắt.
-
- Đau đầu, đau cổ, đau tai.
-
- Không chịu ăn hoặc ăn không ngon miệng.
-
- Kém phản ứng với âm thanh, thính lực bị giảm.
-
- Tai chảy dịch và mủ từ ít tới nhiều.
-
- Buồn nôn và nôn.
Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Để phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, bố mẹ có thể phòng bệnh cho con như sau:
-
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
-
- Giữ ấm cho trẻ
-
- Cho bé bú mẹ để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ, do đó mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
-
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
-
- Đảm bảo bé được chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
Khi nhận thấy con có một số dấu hiệu viêm tai giữa như trên, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Bạn có thể xem thêm:
-
- 18 Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ
-
- Phòng bệnh cho trẻ em vào mùa mưa
-
- Cách trị tiêu chảy cấp cho con hiệu quả nhất