Một trong những loại thảo dược trong tự nhiên mọc khá nhiều phải nói tới cây cỏ ngọt. Như đúng tên gọi, với việc mang tới vị ngọt tự nhiên nên chúng được dùng khá nhiều trong chế biến thực phẩm và đặc biệt là thuốc đông y. Để hiểu rõ hơn cây cỏ ngọt có tác dụng gì? Hãy cùng Pharmacity khám phá ngay bài viết sau.
Đặc điểm của cây cỏ ngọt (cỏ đường)
Cây cỏ ngọt là gì?
Cây cỏ ngọt có tên tiếng Anh là Stevia rebaudiana. Đây được biết tới là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Loại cây này có đặc điểm như sau:
Chiều cao và hình dạng: Chiều cao của cây rơi vào khoảng 30 đến 80 cm. Nó có thể phát triển thành cây bụi hoặc cây thảo mọc thẳng đứng với các cành nhánh.
- Lá: Lá của cây cỏ ngọt có hình mũi mác hoặc hình bầu dục, có màu xanh đậm. Chúng có thể dài từ 2 đến 3 cm và có lõi và gân lá rõ ràng.
- Hoa: Cây cỏ ngọt có hoa màu trắng ngà.
- Tính ngọt tự nhiên: Lá của cây cỏ ngọt chứa các hợp chất gọi là steviol glycosides, những hợp chất này tạo ra hương vị ngọt tự nhiên mà không chứa calo. Đây là lý do tại sao chiết xuất từ lá cây này được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên thay thế đường hiện nay.
- Sinh trưởng và điều kiện thích hợp: Loại cây này thường được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu ôn đới, nhiệt đới và cần đủ ánh nắng để phát triển.
Đặc điểm của cây cỏ ngọt
Tác dụng của cây cỏ ngọt đối với sức khỏe
Nhờ chứa nhiều thành phần dưỡng chất, nên tác dụng của cây cỏ ngọt với sức khỏe người dùng như:
- Hỗ trợ giảm cân: Cỏ ngọt được dùng phổ biến như một chất làm ngọt tự nhiên thay thế đường, với hàm lượng calo thấp nên giúp giảm lượng đường tiêu thụ, phù hợp cho người muốn kiểm soát cân nặng hoặc người bị tiểu đường.
- Giảm đường huyết: Mặc dù ngọt hơn đường, nhưng các hợp chất trong cây cỏ ngọt không làm tăng đường huyết, do đó rất thích hợp cho người bị tiểu đường.
- Kiểm soát huyết áp: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần steviol glycosides có trong cây cỏ ngọt có thể giúp giảm huyết áp.
- Lợi tiểu: Cây cỏ ngọt được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng chống vi khuẩn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong nước tiểu, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe đường tiểu, giúp lợi tiểu hơn.
- Tính chất chống oxy hóa: Các hợp chất trong stevia có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương của các gốc tự do và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Khả năng chống vi khuẩn: Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cây cỏ ngọt có thể có tính chất chống vi khuẩn và chống viêm khá tốt.
- Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy: Trong cây cỏ ngọt có chứa chất chống oxy hoá Kaempferol. Theo các nghiên cứu, chất này hoạt động như một nhân tố giúp gây ức chế các tế bào ung thư, giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy lên tới 23%.
Cây cỏ ngọt mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
Cách sử dụng cây cỏ ngọt hiệu quả
Nhờ những đặc tính tuyệt vời nên cây cỏ ngọt được tận dụng trong nhiều trường hợp như:
-
- Lá cỏ ngọt tươi: Chúng được dùng để làm ngọt đồ uống như sinh tố, cà phê, nước ép trái cây.
-
- Chiết xuất lá cỏ ngọt: Lá cỏ ngọt sau khi sấy khô, xay nhỏ để tạo ra chiết xuất hoặc bột có thể dùng làm bánh, đồ uống, kem, pudding, nấu ăn thay thế đường,…
-
- Đường cỏ ngọt: Nhờ tính ngọt tự nhiên nên hiện nay có nhiều sản phẩm đường làm từ cỏ ngọt để thay thế đường thông thường để bảo vệ sức khoẻ.
Một số lưu ý và câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây cỏ ngọt
Một số câu hỏi thường gặp về cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt có tác dụng phụ không?
Câu trả lời là CÓ. Nếu như mọi người sử dụng quá liều lượng cho phép cũng dễ gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi, chướng bụng, đau cơ, tê bì tay chân,…
Vậy nên, theo khuyến cáo từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) thì mỗi ngày chỉ nên dùng 4mg/kg cỏ ngọt để đảm bảo an toàn.
Người bị tiểu đường có thể sử dụng lá cỏ ngọt không?
Câu trả lời là CÓ. Cây cỏ ngọt không làm tăng đường huyết nên được coi là một lựa chọn thay thế đường cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, việc sử dụng nó cần được điều chỉnh và theo dõi bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
: Dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
Lá cỏ ngọt được dùng như thế nào?
Lá cỏ ngọt có thể sử dụng tươi hoặc được chế biến thành bột hoặc chiết xuất để làm ngọt trong thực phẩm, đồ uống, làm bánh, và cũng có thể được sử dụng trong mỹ phẩm tự nhiên.
Một số lưu ý khi sử dụng cây cỏ ngọt
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cây cỏ ngọt, mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Liều lượng sử dụng hợp lý.
- Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng một số người dễ bị dị ứng với các thành phần của cây cỏ ngọt. Nên khi nhận thấy các biểu hiện như ngứa, dị ứng, khó chịu sau khi sử dụng cần ngưng dùng và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cỏ ngọt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Mặc dù cỏ ngọt không gây tăng đường huyết nhưng khi dùng thay thế đường cần theo dõi lượng tiêu thụ, nhất là người bị tiểu đường.
Cần chú ý sử dụng cây cỏ ngọt hợp lý
Kết luận
Với vị ngọt tự nhiên, cùng với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe thì mọi người hoàn toàn có thể tận dụng và khai thác cây cỏ ngọt để sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo liều lượng hợp lý, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây tác dụng phụ khi sử dụng nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
- Cây vòi voi là gì? Tác dụng của cây vòi voi có thể bạn chưa biết
- Cây cà gai leo là gì? Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?
- Cây chùm ngây trị bệnh gì? Cách dùng cây chùm ngây tốt cho sức khoẻ