Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp vào mùa đông và có thể lây lan nhanh chóng. Hiểu rõ về bệnh cúm và biết cách chăm sóc người bệnh là rất quan trọng để giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa lây lan cho người khác.
Những điều cần biết về bệnh cúm
Cúm là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, cổ họng, phổi…) do virus gây ra. Các triệu chứng thường gặp khi bị cúm như:
- Ho khan hoặc ho đờm, dai dẳng
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau đầu, đau cơ, đau nhức khắp người
- Sốt
- Đau họng
- Ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Có thể có nôn, tiêu chảy
Hầu hết những người bị cúm sẽ tự khỏi. Nhưng một số trường hợp sẽ cần nhập viện để được chăm sóc y tế đặc biệt.
Một số nhóm người có nguy cơ cao hơn mức trung bình gặp biến chứng khi bị cúm, bao gồm:
- Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống.
- Những người có kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc gần đây đã sinh con trong mùa cúm.
- Người lớn trên 65 tuổi.
- Những người sống hoặc làm việc trong môi trường bệnh viện, quân đội, viên dưỡng lão…
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên
- Người bị rối loạn hệ thần kinh
- Những người mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường
Mặc dù tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm không hiệu quả 100%, nhưng nó làm giảm nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do cúm. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng của cúm.
Cách chăm sóc người bị bệnh cúm
Thông thường bệnh cúm sẽ tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần. Để nhanh chóng khỏi bệnh hơn, việc chăm sóc nâng cao thể trạng là hết sức cần thiết.
- Uống nhiều nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu ở cổ họng hơn, hạ nhiệt cơ thể, bù lại lượng nước mất đi do sốt hoặc tiêu chảy
- Chế độ ăn uống dinh dưỡng, tốt nhất ở dạng lỏng như cháo, súp, ăn nhiều trái cây và rau củ, đồ ăn mềm, dễ tiêu. Tránh ăn thức ăn dầu mỡ, chiên xào, tránh các sản phẩm trà, cà phê…
- Sử dụng một số thuốc không kê đơn nếu cần như thuốc hạ sốt, thuốc giảm sổ mũi, thuốc ho, vitamin C…
- Giữ môi trường sống thông thoáng và độ ẩm đủ, không khí ẩm sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau họng và giảm nghẹt mũi hơn
- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc bình xịt rửa chuyên dụng
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, tránh các hoạt động thể chất, thần kinh quá sức
Trong những trường hợp nặng hơn, nguy cơ bội nhiễm, biến chứng xảy ra cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Những lưu ý khi chăm sóc người mắc bệnh cúm
Không giống như cảm lạnh, cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột và khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn nhiều so với cảm lạnh.
Bất kể nguy cơ của bạn, nếu bạn có các triệu chứng khẩn cấp của bệnh cúm, hãy tới bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng khẩn cấp có thể bao gồm:
- Khó thở
- Đau ngực
- Chóng mặt liên tục
- Co giật
- Yếu cơ nghiêm trọng hoặc đau cơ
- Các triệu chứng đã mắc trước đó trở nên nặng nề hơn
- Ở trẻ em có thể thấy da, môi tím tái, các triệu chứng mất nước nghiêm trọng
Chăm sóc người bị bệnh cúm ban đầu tại nhà là điều cần thiết để cúm không trở nặng.
Các biến chứng của cúm bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng xoang hoặc tai, viêm phế quản và hội chứng suy hô hấp cấp tính. Cúm cũng có thể dẫn đến viêm tim, não hoặc cơ bắp.
Chăm sóc người mắc bệnh cúm đúng cách không chỉ giúp người bệnh nhanh hồi phục mà còn ngăn ngừa lây lan bệnh cho người xung quanh. Bằng cách hiểu rõ về bệnh cúm, áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng đắn, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy luôn chú ý giữ gìn vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý, và tiêm phòng cúm hàng năm để có một mùa đông khỏe mạnh và an lành.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.