Chloramphenicol là một loại kháng sinh có phổ rộng, được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nó hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của chúng. Chloramphenicol có thể được sử dụng dưới nhiều dạng như viên nén, thuốc nhỏ mắt, và thuốc tiêm, giúp linh hoạt trong việc điều trị các loại nhiễm trùng khác nhau.
Cloramphenicol là kháng sinh gì?
Cloramphenicol là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Phenicol. Ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.
Nhóm thuốc kháng sinh Cloramphenicol
Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể, tuy vậy, đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.
Cloramphenicol có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn, tuy vậy phần lớn trong các trường hợp bác sĩ tìm các kháng sinh ít độc hơn để có thể thay thế.
Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định đối với thuốc chloramphenicol
Chỉ định
Chloramphenicol được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Nhiễm trùng hệ hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản
- Nhiễm trùng mắt: Viêm kết mạc do vi khuẩn (chloramphenicol nhỏ mắt)
- Nhiễm trùng hệ tiêu hóa: Thương hàn, viêm ruột
- Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra vết thương hoặc bỏng
LƯU Ý: Việc sử dụng Cloramphenicol tại chỗ cũng sẽ dẫn đến các tác hại nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng và sử dụng chúng dài ngày. Không dùng thuốc điều trị toàn thân để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, để dự phòng nhiễm khuẩn hoặc khi không có chỉ định.
Chống chỉ định
- Người có tiền sử quá mẫn cảm và/hoặc có phản ứng độc hại do thuốc gây ra
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Người rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp
- Không dùng Cloramphenicol để điều trị các nhiễm khuẩn thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…
Hàm lượng và các dạng bào chế của Cloramphenicol lưu thông trên thị trường là những loại nào?
Trên thị trường Cloramphenicol lưu hành với nhiều dạng bào chế khác nhau điển hình gồm:
- Viên nén và viên nang hàm lượng 250mg
- Dung dịch nhỏ mắt hàm lượng 0,4% và 0,5%
- Dung dịch nhỏ tai hàm lượng 5% và 10%
- Mỡ tra mắt hàm lượng 1%
Liều dùng của Cloramphenicol
Đối với người lớn
- Nhiễm trùng nghiêm trọng: Liều khởi đầu 50mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.
- Viêm kết mạc: Nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị nhiễm, mỗi 2-4 giờ.
Đối với trẻ em
- Nhiễm trùng nghiêm trọng: Liều khởi đầu 25mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.
- Viêm kết mạc: Nhỏ 1 giọt vào mắt bị nhiễm, mỗi 2-4 giờ.
Liều dùng tại chỗ:
+ Nhiễm khuẩn mắt: Nhỏ 1 giọt dung dịch nhỏ mắt mỗi 2 giờ hoặc tra một lượng nhỏ thuốc mỡ tra mắt vào túi kết mạc dưới mỗi 3 giờ. Tần suất sử dụng thuốc có thể tăng nếu cần thiết.
+ Nhiễm khuẩn tai: Nhỏ tai 2 – 3 giọt/lần, 2 – 3 lần/ngày.
Các tác dụng phụ mà cloramphenicol có thể gay ra cho bạn gồm:
Chloramphenicol có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:
- Suy tủy xương, dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu
- Hội chứng xám ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện bởi suy hô hấp, hạ nhiệt độ cơ thể và suy gan
- Phản ứng dị ứng: Ngứa, phát ban, sưng mặt hoặc họng, khó thở
LƯU Ý : Thuốc Cloramphenicol có thể gây ra những tác dụng phụ cho người dùng, tuy nhiên, không phải ai cũng xảy ra phản ứng phụ khi dùng thuốc hoặc có thể chỉ là những tác dụng phụ nhỏ như bị tiêu chảy, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhẹ. Cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ nếu trong quá trình sử dụng người bệnh gặp phải
Các câu hỏi thường gặp
1. Cần làm gì khi lỡ uống quá liều Cloramphenicol?
Triệu chứng quá liều khi dùng thuốc thuốc Chloramphenicol như tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, thiếu máu, nhiễm toan chuyển hóa. Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào sau khi uống thuốc quá liều thì phải dừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế gần nhất. Bệnh nhân quá liều Cloramphenicol phải được xử trí rửa dạ dày ngay và các liệu pháp điều trị hỗ trợ.
2. Cách xử lý khi quên uống thuốc là gì?
Trong trường hợp vừa quên thuốc, bệnh nhân cần bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian quên đã lâu sắp đến liều kế tiếp thì uống liều kế tiếp như chỉ định, bệnh nhân không tự ý uống liều gấp đôi.