Trẻ sơ sinh bị bong da là một tình trạng phổ biến thường xảy ra khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết cách xử lý. Vì vậy trong bài viết này, Pharmacity sẽ bật mí cho bố mẹ các bí quyết chăm sóc da cho bé an toàn và hiệu quả nhất tại nhà.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bong da
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm trẻ sơ sinh bị bong da mà ba mẹ cần lưu ý.
Da của bé nhạy cảm
Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị bong da thường là do độ nhạy cảm và tính mỏng manh của làn da nhỏ bé của trẻ. Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc không vệ sinh đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng da khô và xuất hiện các vấn đề như sần sùi, bong tróc và kích ứng nặng.
Trẻ sơ sinh bị tróc da do tắm quá lâu
Nếu bố mẹ tắm bé quá thường xuyên hoặc dành quá nhiều thời gian trong mỗi lần tắm, đặc biệt là với nước nóng, làn da của trẻ sơ sinh dễ bị khô và bong tróc hơn. Khi tắm quá lâu, các chất dầu tự nhiên trên da có thể bị loại bỏ, làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.
Hạn chế tắm rửa quá lâu vì có thể gây khô da cho bé
Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay do môi trường
Theo các chuyên gia, môi trường xung quanh có thể làm cho da đầu ngón tay của trẻ nhỏ trở nên nhạy cảm hơn. Làn da của bé dễ bị kích ứng do tiếp xúc với các sản phẩm như sữa tắm, phấn rôm, quần áo giặt bằng xà phòng và thậm chí là các chất độc hại.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như biến đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường và tác động của tia cực tím cũng có thể gây ra vấn đề trẻ sơ sinh bị bong da. Thói quen mút ngón tay cũng làm tổn thương da đầu ngón tay hoặc gây ra lở loét.
Trẻ bị mất nước
Khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường, làn da của bé dễ mất nước nhanh chóng, đặc biệt là khi môi trường xung quanh quá nóng hoặc quá khô. Sự mất nước này có thể dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị nứt nẻ, khô rát và thậm chí bị bong tróc.
Vệ sinh sai cách làm trẻ sơ sinh bị bong da
Việc chăm sóc và vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng là một nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị bong da. Đặc biệt, khi tắm cho bé, nếu bố mẹ sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, xà phòng không phù hợp hoặc chà xát mạnh có thể làm tình trạng khô da của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh bị bong da do các bệnh lý về da
Ngoài ra, một số bệnh lý da như bệnh vảy nến, bệnh chàm và viêm da cơ địa cũng có thể gây ra tình trạng viêm đỏ và bong tróc trên da của trẻ. Các trường hợp trẻ sơ sinh bị tróc da đầu ngón tay cũng có thể do các bệnh truyền nhiễm như nhiễm nấm Candida, bệnh sởi hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân.
Cách cải thiện và khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị bong da
Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị tróc da tay chân, bạn có thể áp dụng theo một số phương pháp sau đây.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Khi da bé trở nên quá khô và bị bong tróc, bố mẹ nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Thoa kem dưỡng ẩm lên da của bé và nên thực hiện việc này khoảng 2 lần mỗi ngày, kể cả sau khi tắm cho bé.
Khi thoa kem, bạn có thể kết hợp với việc xoa bóp hoặc massage nhẹ nhàng để làm mềm da và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
Thoa kem dưỡng ẩm là một phương pháp giúp da trẻ sơ sinh mềm mịn
Tắm rửa cho bé đúng cách
Khi tắm rửa và vệ sinh cho bé, bố mẹ nên thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, tốt nhất là từ 5 đến 10 phút. Ngoài ra, cần chọn các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội và chất tẩy rửa quần áo dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Khi tắm, nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, theo các chuyên gia, da non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Vì vậy, bố mẹ nên chỉ tắm cho bé bằng nước ấm, với nhiệt độ lý tưởng là khoảng 37,.7 độ C.
Mặc quần áo thoáng mát
Để bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, bố mẹ nên hạn chế việc chọn quần áo làm từ vải tổng hợp hoặc vải thô. Thay vào đó, ưu tiên sử dụng các loại vải được làm từ chất liệu tự nhiên như vải 100% cotton, vải sợi tre hay vải bông.
Dùng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị bong da và ngứa ngáy, đặc biệt là khi bé nằm trong phòng có điều hòa hoặc môi trường khô hanh. Việc tăng cường độ ẩm trong không khí cũng giúp giảm thiểu tình trạng da bong tróc và làm cho làn da của bé mềm mại hơn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp giảm thiểu tình trạng da bị khô và bong tróc ở trẻ
Bảo vệ làn da bé khỏi các tác động bên ngoài
Đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ làn da cũng như sức khỏe tổng thể cho bé. Dưới đây là các biện pháp vệ sinh không gian sống mà bố mẹ nên thực hiện định kỳ:
- Thay vỏ gối, drap giường, chăn mền định kỳ mỗi tuần 1-2 lần để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, phòng ngủ và các đồ dùng mà bé tiếp xúc như đồ chơi, khăn,…
- Vệ sinh máy lạnh định kỳ để đảm bảo không gian ngủ luôn trong tình trạng sạch sẽ.
Ngoài ra, cần lưu ý không cho thú nuôi vào trong phòng riêng của bé, không sử dụng nước hoa hoặc nước xịt phòng, để đảm bảo không khí trong phòng luôn trong lành và an toàn cho sức khỏe của bé.
Việc bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một ưu tiên hàng đầu mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Bằng cách này, bố mẹ sẽ hạn chế được tình trạng trẻ sơ sinh bị bong da và đảm bảo bé có thể phát triển trong một môi trường an toàn và thoải mái nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.