Bệnh thận tiết niệu là gì?
Bệnh thận tiết niệu là một nhóm bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Để chẩn đoán chính xác bệnh thận tiết niệu, cần hiểu rõ các dấu hiệu, nguy cơ và phương pháp chẩn đoán. Dưới đây là những thông tin quan trọng để giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này.
Dấu hiệu của bệnh thận – tiết niệu
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể:
- Khi chức năng thận – tiết niệu suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu.
- Khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt và khó tập trung.
Khó ngủ:
- Khi quá trình lọc máu ở thận gặp vấn đề, chất độc sẽ ở lại trong máu thay vì thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
- Khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó ngủ.
Da khô và ngứa:
- Thận đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và hoạt động để duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu.
- Khi mắc bệnh thận, thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu gây nên da khô và ngứa
Hay mắc tiểu và đi tiểu
Nước tiểu có bọt
Sưng mắt cá chân, bàn chân
- Suy giảm chức năng thận trong quá trình lọc máu có thể dẫn đến tình trạng tích tụ lượng lớn natri trong cơ thể. Điều này gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân của bệnh nhân.
Mất khẩu vị, chán ăn
Hay bị chuột rút
Biến chứng của bệnh thận – tiết niệu
Thiếu máu:
- Thiếu máu xảy ra khi thận không tạo đủ erythropoietin (EPO).
- Khi điều trị lâu dài bằng erythropoietin có thể gây tăng huyết áp, co mạch và co giật
- Thiếu máu do suy thận dẫn đến trầm cảm, mệt mỏi, đột quỵ, giảm khả năng gắng sức và tăng tỷ lệ tái nhập viện.
Bệnh tim:
- Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính (CKD) có nguy cơ tim mạch cao biểu hiện như bệnh động mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim và đột tử do tim.
Tăng Kali máu:
- Sự gia tăng nồng độ kali huyết thanh này có liên quan đến việc giảm bài tiết ion qua thận.
- Tăng kali máu có liên quan đến việc sử dụng thuốc để giảm sự tiến triển của CKD hoặc để kiểm soát các bệnh liên quan như đái tháo đường và suy tim.
Tích nước trong cơ thể:
- Sưng chân tay (phù nề), huyết áp cao, có dịch trong phổi
- Sa sút trí tuệ, đột quỵ
Chẩn đoán thận tiết niệu
Xét nghiệm máu:
- Đo mức độ của một chất thải được gọi là creatinine trong máu bệnh nhân
- Thận khỏe mạnh có thể lọc hơn 90ml/phút
Xét nghiệm nước tiểu:
- Kiểm tra mức độ của albumin và creatinin trong nước tiểu
- Hoặc kiểm tra ACR để tìm máu hoặc protein trong nước tiểu.
- Cùng với eGFR, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp cung cấp thêm những thông tin chính xác về tình trạng hoạt động hiện tại của thận.
Các xét nghiệm khác: siêu âm, MRI thận
Khám vùng hông lưng:
- Đau do dùng tay đấm vào lưng, mạng sườn và góc tạo bởi xương sườn 12 và cột sống thắt lưng (ấn đau sườn cột sống) có thể là dấu hiệu của viêm thận – bể thận, sỏi thận hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu
Khám bụng:
- Hình ảnh đẩy lồi lên ở phần bụng trên là một phát hiện vô cùng hiếm và không đặc hiệu gặp trong khối u thận hoặc khối u trong ổ bụng. Gõ đục phần bụng thấp gợi ý cầu bàng quang; thông thường, bàng quang không gõ thấy ở trên khớp mu. Sờ nắn bàng quang có thể được sử dụng để xác định khi bụng trướng và bí tiểu.
Khám trực tràng:
- Viêm tuyến tiền liệt với biểu hiện như là tuyến đau khi sờ nắn, có ổ bùng nhùng của áp xe
Khám vùng bẹn và bộ phận sinh dục:
- Thực hiện khi bệnh nhân đứng
- Các trường hợp đau vùng bìu hoặc háng có thể do thoát vị hoặc hạch bẹn.
- Sự bất đối xứng rõ ràng, sưng nề, xung huyết đỏ, hoặc sự đổi màu của tinh hoàn có thể biểu hiện của nhiễm trùng, xoắn, khối u hoặc các khối cục khác của tinh hoàn. Tinh hoàn nằm ngang (biến dạng hình chuông lắc) là dấu hiệu của xoắn tinh hoàn. Tinh hoàn co lên cao (bình thường bên trái thấp hơn) có thể là dấu hiệu của xoắn tinh hoàn.
- Dương vật được khám với da quy đầu để nguyên trạng và lộn bao quy đầu để kiểm tra. Thăm khám dương vật có thể phát hiện
- Lỗ tiểu lệch thấp hoặc lệch cao ở những bệnh nhân nam trẻ tuổi.
- Bệnh xơ cứng vật hang – bệnh Peyronie ở nam giới
- Cương đau dương vật kéo dài, loét và chảy mủ
Chẩn đoán và điều trị bệnh thận tiết niệu kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ liên quan đến thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.