Cây hoa sữa – tên Tiếng Việt: Hoa sữa.
Là loại cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, hay trồng dọc 2 bên đường phố để lấy bóng mát, hoa sữa có mùi thơm hắc, khó chịu.
Ngoài ra, cây mọc ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Philippin, Indonesia, Malaysia, châu Úc, Châu Phi,…Ở Ấn Độ, người ta dùng gỗ cây làm bảng viết cho học trò.
Cây hoa sữa còn có nhiều vai trò khác nhau trong phòng và chữa bệnh, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhiều về công dụng của Cây hoa sữa nhé.
Cây Hoa sữa
Đặc điểm của cây hoa sữa
Cây hoa sữa là gì?
- Cây hoa sữa còn có tên gọi khác là mùa cua, mò cua ( theo Nam Bộ và Nam Trung Bộ), tin pét ( Vientiane), popeal-khê (Campuchia).
- Chú thích về tên: Cây sữa vì loài cây có chất nhựa mủ trắng như sữa.
- Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br. (Chites scholaris L.).
- Thuộc họ Trúc đào: Apocynaceae.
Bộ phận sử dụng của cây hoa sữa?
Người ta sử dụng vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô làm thuốc. Vỏ hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Lúc này cây chưa ra hoa và quả nên dưỡng chất còn tập trung nhiều ở vỏ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành.
Cây dùng vỏ làm dược liệu
Thành phần hoá học?
Các nghiên cứu về thực vật học của cây Hoa sữa đã xác định được:
- Lá: Chứa Iridoids, coumarin và flavonoid.
- Vỏ rễ và thân: Từ vỏ cây, các nhà nghiên cứu Hesse và Houdson đã chiết xuất được các alcaloid: ditamine, echitenine, terpenoid.
- Hoa:Chứa tinh dầu chứa Caren – 3, Geraniol, Echitin, Terpinolene, Menthanol, Lupeol acetat…
Toàn thân cây Hoa sữa chứa nhiều alkaloid. Trong đó Echitamine là alkaloid quan trọng nhất, nó đã được phát hiện trong tất cả các mẫu nghiên cứu, từ các địa điểm thu thập khác nhau, và cũng được phát hiện trong vỏ cây được bán thương mại như một loại thuốc thảo dược.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà hoa sữa mang lại
- Thường người ta dùng Hoa sữa làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét cấp và mạn tính, đau bụng ỉa chảy, kiết lỵ, viêm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau, bệnh ngoài da lở ngứa. Vỏ cây sắc đặc dùng ngậm chữa sâu răng.
- Ở Việt Nam, vỏ sữa được dùng làm dược liệu chế rượu bổ Ditakina.
- Ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị sốt rét và cũng dùng trị ỉa chảy, lỵ và trị rắn cắn, dịch cây đắp lên các vết loét.
- Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị lỵ, trị cảm và viêm phế quản.
- Ở Trung Quốc , vỏ và lá dùng trị ho gà, viêm khí quản mạn tính, suyễn khan, sốt rét, cảm mạo phát sốt, sưng amidan, viêm gan cấp tính, phong thấp, đòn ngã, gãy xương, mụn nhọt sưng đỏ,…
Một số bài thuốc phổ biến của cây hoa sữa
- Bài thuốc chữa đau răng:
- Chuẩn bị: 1 ít vỏ hoa sữa.
- Thực hiện: Sắc đặc và dùng để ngâm, súc miệng.
Bài thuốc chữa đau răng từ cây hoa sữa
- Bài thuốc trị chứng thiếu máu và buồn nôn do thực hiện hóa trị liệu:
- Chuẩn bị: Lá sữa 20g.
- Thực hiện: Đem sao vàng, sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc trị chứng bạch huyết cấp gây ho hen:
- Chuẩn bị: Anh túc xác 6g, ngũ vị tử, vỏ sữa và tử thảo mỗi vị 15g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành nhiều lần dùng.
- Rượu vỏ cây hoa sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa:
- Chuẩn bị: Vỏ cây sữa (tán nhỏ) 75g và rượu 30 – 35 độ khoảng 500ml.
- Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 7 ngày, sau đó lọc bỏ bã và thêm rượu vào sao cho đủ 500ml. Mỗi ngày dùng 20ml trước bữa ăn chính 15 phút, ngày dùng 2 lần.
- Cao lỏng từ vỏ cây sữa:
-
- Chuẩn bị: Bột từ vỏ cây sữa và cồn 60 độ.
- Thực hiện: Đem ngâm dược liệu trong cồn trong vòng 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều để tránh đọng thuốc ở bên dưới chai. Sau đó thêm cồn vào (bằng lượng của vỏ cây sữa) rồi chế thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0.5 – 1.5g.
- Bài thuốc trị ăn kém, người gầy và có tạng nhiệt:
- Chuẩn bị: Bột từ vỏ cây sữa.
- Thực hiện: Dùng 1 – 3g bột uống cùng với nước nóng.(3)
Lưu ý khi sử dụng cây hoa sữa làm thuốc
- Tránh nhầm lẫn với cây vú sữa.
- Sử dụng vỏ cây sữa với liều cao có thể gây độc.
- Tránh dùng bài thuốc trong thời gian dài. Vì cây sữa có thể làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, tuyến tiền liệt và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới.
- Hoa sữa có khả năng gây dị ứng cao (đặc biệt là phấn hoa). Vì vậy cần tránh sử dụng dược liệu cho người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc dị ứng.
Câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây hoa sữa
Sử dụng cây hoa sữa có tác dụng phụ không?
Hoa sữa thường được coi là an toàn khi sử dụng theo truyền thống và y học dân gian. Tuy nhiên, như mọi loại cây và thuốc dược liệu khác, việc sử dụng cây hoa sữa cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số người. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể bạn gặp phải như:
- Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với cây Hoa sữa, gây ra các triệu chứng như phát ban da, ngứa, đỏ,…
- Rối loạn tiêu hóa: có thể như đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Tác động lên hệ thần kinh: thường hiếm gặp như chóng mặt hoặc mất ý thức.
- Hệ thống hô hấp: Một số người có thể phản ứng với các hợp chất có trong cây Hoa sữa, gây ra các vấn đề như ho, khó thở,…
Những đối tượng dùng cây hoa sữa là ai?
- Cây hoa sữa có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn ở một số trường hợp như trị cảm lạnh, vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, tuy nhiên , việc sử dụng nên được theo dõi cẩn thận và điều chỉnh liều phù theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
- Cần được xem xét đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc tình trạng bệnh lý khác.
- Chưa có đầy đủ thông tin khoa học để xác định liệu việc sử dụng cây Hoa sữa có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không. Do đó, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng cây Hoa sữa.
Trước khi sử dụng Hoa sữa hoặc bất kỳ loại cây thuốc nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng việc sử dụng này là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hoặc của người thân trong gia đình.