Giời leo là bệnh rất nhiều người gặp phải, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về giời leo qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Bệnh giời leo là bị bỏng da do acid photpho hữu cơ từ côn trùng, Bọ giời là bị một loại côn trùng (ban đêm phát sáng màu xanh lục) bò lên da để lại chất nhầy chứa acid photpho hữu cơ gây bỏng da, nếu chúng bị đè nát thì mức độ tổn thương trên da nặng hơn, không còn là những đường vệt dài mà là một đám lớn.
Triệu chứng
Một vùng da bị ngứa, rát đỏ, sau đó phù nề, xuất hiện mụn nước nhỏ. Bề mặt da tổn thương có màu trắng xám, bên trong có chứa dịch màu trắng.
Sau 5 – 7 ngày vùng da sạm có vảy da chết hoặc là các mụn phỏng trắng xám liên kết lại với nhau thành từng đám lớn vỡ ra chảy nhiều dịch. Sau vài ngày vết loét khô dần và để lại một vùng da thâm sạm.
Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh giời leo là do loại côn trùng có tên gọi bọ giời, con giời leo… Loại côn trùng này có mang trong mình độc tố, khi bị đập chết, các độc tế bên trong sẽ phóng thích ra ngoài. Chúng sẽ dính ra da, gây kích ứng và cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc.
Con bọ giời hay con giời leo là loại côn trùng dài, có nhiều chân. Chúng di chuyển khá nhanh, thường sống ở nơi ẩm thấp như khe tường, gầm bàn, ghế, giường, tủ, kệ… Loại bọ này hoạt động về đêm khi chúng ta đang ngủ. Chúng có thể từ chăn ga, gầm giường bò lên và tiết ra chất dịch gây ra bệnh giời leo.
Cần phân biệt bệnh giời leo và zona thần kinh bởi hai bệnh này có biểu hiện gần tương tự như nhau. Đối với giời leo, các tổn thương có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể. Còn zona thần kinh thì chỉ xuất hiện ở các đường đi của dây thần kinh.
Đối tượng nguy cơ
Ai cũng có thể bệnh. Bệnh thường xuất hiện phổ biến nhất vào mùa mưa khi thời tiết giao mùa chuyển sang lạnh và độ ẩm trong không khí tăng cao. Ngoài ra những người có sức khỏe kém, đề kháng yếu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi cũng rất dễ bị mắc bệnh này.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán giời leo dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh
Để hạn chế khả năng mắc căn bệnh giời leo, hãy tham khảo một số cách phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Đảm bảo không gian sống thoáng mát, tránh côn trùng xâm phạm
- Hạn chế tiếp xúc với côn trùng bằng da trần.
Điều trị như thế nào?
Bệnh giời leo không phải là bệnh lý nguy hiểm và tương đối dễ dàng khi điều trị nếu người bệnh phát hiện kịp thời. Thông thường để điều trị bệnh mọi người có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc áp dụng một vài cách chữa trị của dân gian. Bình thường chỉ khoảng 1 tuần là khỏi hẳn.
Bệnh này là do độc tố acid photpho gây nên, trong nhiều trường hợp mọi người thường sử dụng các dung dịch kiềm mạnh để trung hòa chất độc. Nhưng trước khi sử dụng dung dịch bạn nên làm sạch vùng da bị bệnh bằng nước muối loãng. Sau đó xem xét tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của vùng da để đưa ra cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh bạn có thể lưu lại phòng trường hợp mắc bệnh:
Đối với trường hợp vùng da bị bệnh nhỏ, chưa lây lan nhiều
Bạn sẽ sử dụng đậu xanh và lá khổ qua để điều trị, đây đều là 2 loại có tính hàn, mát. Ban đầu lấy một nắm lá khổ qua hoặc đậu xanh đem giã nát cùng với gạo nếp rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Làm liên tục khoảng từ 5 – 7 ngày là bệnh sẽ khỏi.
Đối với trường hợp bệnh nặng
- Dùng mủ của quả sung non hoặc của cây sung bôi vào vùng da bị bệnh. Mỗi ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thực hiện liên tục, sau 2 – 3 ngày vùng da bị bệnh sẽ bớt đau, các mụn nước cũng xẹp xuống.
- Sử dụng lá trúc đào đem nghiền nhuyễn, sau đó trộn chung với dầu dừa và đắp hỗn hợp này lên vùng da tổn thương mỗi ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện bệnh sẽ mau khỏi.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh giời leo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.