Suy hô hấp cấp tính sẽ làm rối loạn hoạt động trao đổi khí O2 và CO2 trong phổi. Khi cơ thể bị thiếu hụt nguồn oxy cần thiết thì các bộ phận như tim, não cũng những cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy suy hô hấp cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Suy hô hấp cấp xảy ra khi chức năng trao đổi khí và thông khí ở phổi bị suy giảm. Những người bị suy hô hấp cấp sẽ có chỉ số áp lực khí oxy trong động mạch PaO2 giảm xuống dưới 60 mmHg, còn chỉ số CO2 trong động mạch PaO2 có thể giảm, ở mức bình thường hoặc tăng.
Suy hô hấp cấp gồm 2 loại đó là:
- Suy hô hấp cấp thiếu oxy, đồng thời giảm CO2.
- Suy hô hấp cấp thiếu oxy, không bị ứ khí CO2.
Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu khi mắc hội chứng suy hô hấp cấp là khó thở hoặc thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển trầm trọng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những triệu chứng suy hô hấp cấp khác nhau:
Nguyên nhân gây bệnh do thiếu O2, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:
- Khó thở hoặc thở nhanh;
- Mệt mỏi, cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh;
- Luôn trong trạng thái buồn ngủ;
- Người bệnh xanh xao, nhợt nhạt.
Nguyên nhân gây bệnh do nồng độ CO2 trong máu tăng cao, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh;
- Đau đầu, lú lẫn;
- Giảm sút thị lực.
- Bất tỉnh
Trong một số trường hợp suy hô hấp cấp, người bệnh có thể gặp những triệu chứng do thiếu O2 và CO2 trong cùng một thời điểm.
Nguyên nhân
Suy hô hấp cấp tính có một số nguyên nhân khác nhau:
Tắc nghẽn
Một số tình trạng tắc nghẽn có thể gây ra suy hô hấp cấp tính như: tắc nghẽn phế quản cấp, tắc nghẽn thanh – khí quản, tắc nghẽn động mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn khi đợt cấp làm cho đường thở bị thu hẹp.
Chấn thương
Một chấn thương làm suy yếu hoặc ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp có thể ảnh hưởng xấu đến lượng oxy trong máu.
Ví dụ, chấn thương tủy sống hoặc não có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến hô hấp vì não không thể gửi tín hiệu kịp thời đến hô hấp. Chấn thương ở xương sườn hoặc ngực cũng có thể làm giảm khả năng hít đủ khí oxy vào phổi.
Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) là tình trạng lượng oxy trong máu thấp. Bạn có thể bị ARDS nếu có một trong các vấn đề sức khỏe dưới đây:
- Viêm phổi.
- Viêm tụy.
- Chấn thương nặng, đặc biệt là chấn thương não.
- Nhiễm trùng máu.
- Tổn thương phổi do hít phải khói bụi hoặc các sản phẩm hóa học.
- Lạm dụng ma túy hoặc rượu.
- Sử dụng ma túy hoặc rượu quá liều có thể gây suy giảm chức năng não và cản trở khả năng hít vào hoặc thở ra của phổi.
Hít khói và hóa chất.
Hít phải hóa chất độc hại, khói thuốc lá cũng có thể gây suy hô hấp cấp tính do chúng làm tổn thương hoặc làm hỏng mô phổi, bao gồm cả các túi khí và mao mạch.
Đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra, khiến tế bào não bị chết đi. Mặc dù đột quỵ có một số dấu hiệu cảnh báo như nói lắp, tê liệt, nhầm lẫn… nhưng nó thường xảy ra nhanh chóng. Bạn có thể mất khả năng thở bình thường nếu bị đột quỵ.
Sự nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây suy hô hấp. Đặc biệt, viêm phổi có thể gây ra suy hô hấp ngay cả khi không có hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS.
Đối tượng nguy cơ
Bạn có thể có nguy cơ bị suy hô hấp cấp nếu:
- Hút thuốc lá, thuốc lào.
- Uống rượu quá mức.
- Lạm dụng ma túy và chất kích thích.
- Có tiền sử gia đình bị các vấn đề về hô hấp.
- Chấn thương cột sống, não, xương sườn hoặc ngực.
- Hệ thống miễn dịch yếu.
- Bị các bệnh hô hấp mạn tính, chẳng hạn như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen suyễn.
Chẩn đoán
Thăm khám lâm sàng
- Kiểm tra màu da môi, ngón tay và ngón chân có xanh xao, nhợt nhạt, tím tái hay không;
- Lắng nghe nhịp tim, kiểm tra nhịp tim bình thường hay bị rối loạn;
- Nghe phổi và kiểm tra những âm thanh bất thường khi thở; đồng thời kiểm tra ngực có di chuyển khi thở hay không;
- Đo spO2: Dùng một chiếc kẹp trên ngón tay để đo nồng độ oxy trong máu;
- Đo huyết áp, kiểm tra huyết áp người bệnh bình thường hay quá cao, quá thấp;
- Đo nhiệt độ cơ thể người bệnh để kiểm tra các dấu hiệu sốt nếu có.
Xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm khí máu động mạch:
- Chụp X-quang ngực:.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực:
- Xét nghiệm máu: NT-proBNP, Troponin Ths, D-dimer, Công thức máu, chức năng gan thận
- Kiểm tra mẫu máu, nước tiểu hoặc đờm của người bệnh, xác định có nhiễm vi khuẩn hay không.
- Nội soi phế quản: Kiểm tra tắc nghẽn phế quản, các khối u và những nguyên nhân khác gây suy hô hấp.
- Điện tâm đồ ( ECG):
- Siêu âm phổi: Kiểm tra tình trạng hoạt động của phổi.
- Siêu âm tim, siêu âm hệ động tĩnh mạch
Phòng ngừa bệnh
Không phải tất cả các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp tính đều có thể phòng ngừa được, ví dụ như suy hô hấp do chấn thương. Tuy nhiên, trong trường hợp suy hô hấp do viêm phổi và một số bệnh liên quan đến đường thở khác, mỗi người đều có thể thực hiện một số cách phòng tránh dưới đây để bảo vệ phổi của mình:
- Hạn chế hút thuốc lá, vì khói thuốc có thể làm hỏng phổi;
- Gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như sốt, ho và tăng tiết dịch nhầy;
- Tuân thủ tốt việc uống thuốc điều trị suy hô hấp để giữ cho tim và phổi khỏe mạnh;
- Duy trì hoạt động thể chất thích hợp để tăng cường chức năng phổi.
Suy hô hấp cấp tính là một tình trạng y tế nghiêm trọng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Các triệu chứng bao gồm nhầm lẫn, thở nhanh, khó thở, xanh tím. Bệnh nhân cần nhập viện ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của suy hô hấp để ngăn ngừa bệnh nặng hơn.
Điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, đối với trường hợp suy hô hấp cấp do vẹo cột sống, các bác sĩ điều trị có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật cột sống để cải thiện chức năng phổi.
Thông thường, bệnh nhân suy hô hấp cấp thường được chỉ định chèn ống dẫn khí qua khí quản để tăng cường lượng O2 và áp lực, hỗ trợ phổi hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, một số phương pháp khác hỗ trợ điều trị suy hô hấp như:
- Điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh, giảm sự tích tụ dịch trong phổi và cơ thể bằng thuốc lợi tiểu;
- Hỗ trợ hô hấp đối với những bệnh nhân bị giảm thông khí;
- Hỗ trợ long đờm bằng các phương pháp như vỗ, rung vùng ngực, ho;
- Áp dụng phương pháp ECMO hay còn gọi là oxy hóa màng ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống của bệnh nhân suy hô hấp nặng.
Thuốc an thần có thể hỗ trợ cho việc thở bằng máy thở dễ dàng hơn. Bởi vì suy hô hấp cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng, vì vậy tiến triển bệnh có thể trở nặng và các phương pháp điều trị có thể mất thời gian.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về suy hô hấp cấp.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.