Cây cải trời là gì?
Tên tiếng Việt: Cải trời, Cải ma, Kim đầu tuyến, Cỏ hôi
Tên khoa học: Blumea lacera (Burm.f.) DC.
Tên đồng nghĩa: B. subcapitata DC.; Conyza lacera Burm.f.
Họ: Asteraceae (Cúc)
Mô tả cây:
- Cây thảo, cao 30 – 50cm, phân cành nhiều hay ít. Thân có rãnh khía, có lông dày, màu lục hoặc tím đỏ.
- Lá mọc so le, hình trái xoan; lá phía gốc hình bầu dục, phiến men theo cuống, ở gốc chia thùy không đều, hơi có tai ở cuống, dài 9 cm, rộng 4cm; lá ở giữa thân hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù, có răng không đều; lá phía trên tiêu giảm, dài khoảng 2cm, không cuống; các lá đều có lông mềm màu trắng.
- Cụm hoa tận cùng thành đầu màu trắng hay vàng, rộng 5mm; lá bắc xếp thành 3-4 hàng, có lông ở lưng; hoa phía ngoài là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính, tràng hoa cái mảnh, hình chỉ, có 3 răng nhỏ; tràng hoa lưỡng tính loe ra ở đầu, có 5 răng, nhị 5, bầu hình trụ, hơi có lông. Quả bế hình trụ, có 10 sóng dọc, có lông thưa.
- Mùa hoa quả : tháng 3-6.
Bộ phận dùng:
- Thu hái vào mùa xuân, hè
- Chặt nhỏ phơi khô
Thành phần hóa học
- Tinh dầu chứa cineol, fenchone.
- Lá tạo ra các dẫn xuất rượu coniferyl, campesterol, và flavon.
- Chiết xuất ethanol của các bộ phận trên mặt đất tạo ra hentriacontane, hentriacontanol, α-amyrin, lupeol và ß-sitosterol.
- Vỏ rễ chứa triterpenes và sterol.
- Tinh dầu của lá có thành phần chính là thymoquinone dimethyl ete, β-caryophyllene, α-humulene và E-β-farnesene.
Công dụng của rau cải trời
Bệnh tĩnh mạch ở các chi bị viêm, tắc:
- Cây cải trời có tính lợi tiểu và tiêu sưng, giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch và giảm độ viêm nhiễm.
- Cải trời 12g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, cốt toái bổ 12g, thổ phục linh 16g, cam thảo 8g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, huyền sâm 12g, thạch hộc phù bình 12g, phù bình 16g, kim ngân hoa 16g.
- Sắc 01 thang/ ngày và chia thành 02 lần uống.
Thủy đậu ở trẻ em:
- Cây cải trời có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương và giảm ngứa, giúp điều trị thủy đậu – một bệnh trẻ em rất hay mắc.
- Cải trời 20g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, thổ phục linh 20g, cam thảo nam 20g.
- Sắc 01 thang/ngày và chia thành 03 lần uống
- Dùng hết trong ngày.
Điều trị vết thương hở, mụn
- Cây cải trời có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương và giảm sưng đỏ, giúp điều trị các vết thương hở, mụn rất hiệu quả
- Cải trời 30g
- Sắc uống hằng ngày đồng thời dùng nguyên liệu tươi đem giã nát và đắp ở ngoài.
Bệnh lao hạch, hạch có mủ
- Cây cải trời có tác dụng giải độc, tiêu viêm và làm tan hạch
- Cải trời 20g, xạ can 10g.
- Sắc uống 01 thang/ngày, áp dụng bài thuốc liên tục trong nhiều tháng.
Phụ nữ bị hạch đới, viêm âm đạo
- Cây cải trời có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch âm đạo
- Cải trời 30g, hy thiêm thảo chế 16g, mộc thông 16g, huyết dụ 16g, dây kim ngân 16g.
- Sắc uống trong ngày.
Bệnh bướu cổ
- Cải trời lượng vừa đủ, rửa sạch, thái nhỏ rồi xay lọc lấy nước uống.
- Kiên trì uống trong thời gian dài sẽ có tác dụng trị bệnh bướu cổ hiệu quả.
Điều trị bệnh ngoài da
- Cây cải trời có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả.
- Dùng cải trời để nấu nước tắm hàng ngày. Sau một thời gian thì các bệnh ngoài da sẽ thuyên giảm.
Giúp giảm cân
- Cải trời giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng quan trọng mà không tích tụ quá nhiều chất béo từ thức ăn.
- Các chất vitamin có trong cải trời (như vitamin A, C) cũng được đánh giá là rất hữu ích cho chế độ giảm cân.
Người gặp tình trạng táo bón
- Cải trời chứa lượng nước, chất xơ dồi dào giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Do đó, cải trời được sử dụng để điều trị tình trạng táo bón.
- Có thể ăn sống trực tiếp cải trời hoặc luộc, nấu canh để bổ sung lượng nước và nạp thêm chất xơ cho cơ thể.
Những lưu ý khi sử dụng cải trời
- Không lạm dụng quá nhiều cải trời vì có thể gây ra các triệu chứng: khó thở, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, mắt mờ, chóng mặt thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp với các loại thuốc tây như thuốc an thần.
- Vị thuốc hạ khô thảo (hay còn gọi là hạ khô thảo bắc) khá tương đồng với cải trời, bạn cần lưu ý kỹ để tránh nhầm lẫn.