Rối loạn tiêu hóa là một phản ứng bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa và có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Thông thường, rối loạn tiêu hóa sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Vì vậy, việc biết rõ các biến chứng và cách phòng ngừa là điều cần thiết giúp bạn phòng và chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.
Rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động. Theo đó, các chuyên gia y tế đã chia làm hai loại chính gồm:
- Bệnh lý tiêu hóa thực thể (xảy ra khi hệ tiêu hóa xuất hiện những bất thường về cấu trúc, dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng).
- Rối loạn tiêu hóa chức năng (Xảy ra khi hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường nhưng không có bệnh thực thể).
Tình trạng xuất hiện với các triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều bộ phận trong hệ thống. Cụ thể, tiêu hóa là quá trình phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, đi qua thành ruột và vào máu. Tất cả bắt đầu tại vùng miệng, khi nhai, thức ăn trộn cùng nước bọt sau đó bị phân hủy và nghiền nát do sự co bóp của dạ dày. Khi đến ruột, dịch tiêu hóa từ túi mật cùng tuyến tụy sẽ tiếp tục thực hiện phân hủy lần nữa. Lúc này, các chất dinh dưỡng được đi qua thành ruột và vào máu, phục vụ cho mục đích sản xuất năng lượng. Trong khi đó, lượng thức ăn không được hấp thụ sẽ kết hợp với tế bào chết để chuyển hóa thành phân trong ruột kết.
Các biến chứng của rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng như:
- Nguy cơ bệnh cấp tính: Ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, thủng dạ dày.
- Nguy cơ về các vấn đề đường ruột nguy hiểm: Viêm loét đại tràng, thiếu máu cục bộ đường ruột, ung thư.
- Các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm và khẩn cấp: Tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy cấp
Đặc biệt, nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau bụng dữ dội và liên tục
- Nhịp tim nhanh
- Huyết áp thấp
- Vã mồ hôi, đầu óc mơ màng, không tỉnh táo
- Vùng bụng bị sưng
- Đau khi chạm nhẹ vào bụng
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa nói chung và rối loạn tiêu hóa nói riêng, mỗi người nên chủ động xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp gia tăng sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo:
- Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng. Ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa;
- Với người thường xuyên táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh để tăng cường quá trình đào thải của cơ thể;
- Hạn chế uống các thức uống có cồn;
- Thường xuyên bổ sung men vi sinh, các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột: Giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, mỗi ngày nên đi WC 1 lần vào cùng một thời điểm;
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân sinh vật gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Kết luận
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn tiêu hóa có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh ăn uống không đúng bữa, không khoa học. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh dùng nhiều trà, cà phê, đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ hoặc ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Hãy chăm sóc sức khỏe của mình và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.