Bệnh lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù bệnh này đã có thể được kiểm soát tốt nhờ vào các tiến bộ y học, nhưng nó vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu lớn. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng chẩn đoán và điều trị lao phổi, việc tìm kiếm và xác định các thể lao phổi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ vậy, chúng ta có thể chiến thắng lao một cách hiệu quả hơn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao có thể ảnh hưởng đến hầu như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng lao phổi là dạng bệnh phổ biến nhất.
Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công mỗi phổi mà nó có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống và não để gây bệnh tại đó gọi là lao ngoài phổi. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB- vi khuẩn hiếu khí) lây lan từ người sang người thông qua các giọt cực nhỏ phát tán vào không khí. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn MTB không hoạt động ngay lập tức mà nó sẽ ở trong trạng thái ngủ- đây chính là giai đoạn ủ bệnh. Hầu hết, giai đoạn này không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và không gây lây lan sang người khác. Tuy nhiên khi làm xét nghiệm, người bệnh vẫn có thể nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn lao mặc dù không có dấu hiệu của bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn này, nguy cơ mắc bệnh lao sẽ giảm đáng kể
- Ngoài ra một số yếu tố có nguy cơ gây nên bệnh lao phổi như:
Suy giảm hệ miễn dịch: Những người có hệ miễn dịch yếu, như người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân tiểu đường, hoặc người đang điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch, có nguy cơ cao mắc bệnh lao. - Tiếp xúc gần với người mắc bệnh: Sống hoặc làm việc trong môi trường đông đúc và kém vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Triệu chứng của bệnh lao phổi
Triệu chứng của lao phổi có thể bao gồm:
- Ho kéo dài hơn 3 tuần: Ho khan, ho có đờm, hoặc ho ra máu là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi
- Đau ngực: Đau ngực có thể xuất hiện, đặc biệt khi thở.
- Khó thở: Cảm giác khó thở thường đi kèm với bệnh lao phổi.
- Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm: Một triệu chứng khá đặc biệt của lao phổi.
- Sốt: Thường gặp nhất là sốt kèm theo ớn lạnh mỗi khi trời
- Chán ăn, gầy sút
Chẩn đoán bệnh lao phổi
Bác sĩ thường sử dụng một số phương pháp để chẩn đoán bệnh lao phổi.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Xét nghiệm đờm: Bác sĩ thu thập mẫu đờm của bạn để kiểm tra vi khuẩn lao. Xét nghiệm này giúp xác định xem bạn có nhiễm vi khuẩn lao hay không.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh lao, như tăng số lượng tế bào bạch cầu hoặc tăng huyết thanh protein.
- Chụp X-quang phổi: X-quang phổi giúp bác sĩ xem có tổn thương nào trong phổi không. Tổn thương do lao thường xuất hiện dưới dạng các đốm trắng (gọi là “tăng phản xạ”) trên hình ảnh X-quang.
- CT scanner phổi: CT scanner cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về phổi và có thể phát hiện các tổn thương nhỏ hơn so với X-quang.
- Kiểm tra da: Bác sĩ có thể tiêm một chất gọi là PPD vào da của bạn và theo dõi phản ứng sau 48-72 giờ. Phản ứng dương tính có thể gợi ý về nhiễm vi khuẩn lao.
- Chẩn đoán gen: Xác định gen của vi khuẩn lao trong mẫu đờm hoặc máu.
Các cách điều trị lao phổi
Nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì cơ hội chữa khỏi bệnh lao là rất cao. Thời gian chữa bệnh dài hay ngắn, hiệu quả điều trị ra sao còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi người bệnh, khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc, sức khỏe tổng thể, mức độ bệnh mắc phải,… bệnh lao được điều trị bằng thuốc
Hầu hết các trường hợp nhiễm lao tiềm ẩn đều được điều trị trong ba hoặc bốn tháng. Bệnh lao hoạt động có thể được điều trị trong bốn, sáu hoặc chín tháng. Các chuyên gia điều trị bệnh lao sẽ xác định loại thuốc nào là tốt nhất cho người bệnh.
Dưới đây là phác đồ điều trị được xây dựng cho bệnh nhân mắc lao phổi lần đầu theo Chương trình Chống lao Quốc gia:
Phác đồ điều trị chuẩn:
- Giai đoạn tấn công (trị trong 2 tháng) dùng kết hợp 4 loại thuốc: rifampicine, pyrazinamide, isoniazide, ethambutol (hoặc streptomycine);
- Giai đoạn duy trì (6 tháng tiếp theo) dùng 2 loại là ethambutol và isoniazide.
Điều trị bệnh lao kháng thuốc: Trong trường hợp vi khuẩn lao phát triển khả năng kháng thuốc, các phác đồ điều trị phức tạp hơn với thời gian dài hơn và sử dụng các loại thuốc khác như Fluoroquinolones và Aminoglycosides.
Hỗ trợ dinh dưỡng: Cải thiện dinh dưỡng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi. Các thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất được khuyến khích.
Những người bị lao phổi phải được đăng ký điều trị và theo dõi suốt quá trình điều trị. Điều trị lao phổi cần phải tuân thủ nguyên tắc:
- Uống thuốc đúng phác đồ
- Uống thuốc đủ thời gian
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị
Cách phòng tránh bệnh lao phổi
- Tiêm BCG để phòng chống lao.
- Khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi cần đeo khẩu trang.
- Khi hắt hơi cần che miệng, sau đó rửa tay sạch sẽ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
- Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người…
- Người bệnh phải đeo khẩu trang, đặc biệt khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
- Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
- Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
- Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ.
Kết luận
Bệnh lao phổi là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện kịp thời và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Việc nâng cao nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp chữa bệnh là vô cùng quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lao. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh lao, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và an toàn trước căn bệnh này.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.