Trong giai đoạn mang thai, sức khỏe của mẹ bầu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Khi mẹ bầu bị ho nhiều, không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy bầu ho nhiều có sao không? Dưới đây là những thông tin quan trọng về việc bà bầu bị ho và các mẹo giảm ho an toàn cho mẹ bầu.
Nguyên nhân khiến bà bầu ho nhiều
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chất gây kích thích hoặc dịch nhầy trong đường hô hấp. Đối với mẹ bầu, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ho nhiều, bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thai kỳ, sự thay đổi hormone có thể làm tăng nhạy cảm của niêm mạc hô hấp, khiến bà bầu dễ ho hơn.
- Dị ứng: Mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông thú.
- Nhiễm trùng hô hấp: Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phổi kèm theo đờm, tức ngực cũng có thể là nguyên nhân gây ho.
- Hệ miễn dịch yếu: Phụ nữ mang thai có sức đề kháng suy giảm và sự thay đổi nội tiết tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập. Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp và dẫn đến ho.
- Trào ngược dạ dày: Khi mang thai, tử cung tạo áp lực lên ổ bụng, dễ gây trào ngược dạ dày. Axit dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây ra triệu chứng ho.
- Dị ứng: Cơn ho khan có thể xuất hiện nếu mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: thay đổi thời tiết, hóa chất, thức ăn, bụi phấn, lông thú cưng,…
- Môi trường ô nhiễm không khí: Việc thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhiều khói, bụi, khí gas cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ho.
Mẹ bầu ho nhiều có sao không?
Mặc dù ho là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng nếu ho kéo dài có thể gây mệt mỏi cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy bầu ho nhiều có sao không? Câu trả lời là “có” và tình trạng này sẽ gây ra các tác hại sau:
Ho nhiều gây đau bụng, tức ngực
Ho nhiều có thể gây đau bụng, tức ngực do cơ bụng và cơ hoành phải hoạt động nhiều. Khi ho dai dẳng một số dây chằng tròn bị kéo căng, làm mẹ bầu có thể cảm thấy rất khó chịu và đau tức vùng bụng và ngực.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Mặc dù ho không trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng tình trạng ho khan và ho kéo dài có thể làm tăng áp lực trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Ngoài ra, việc ho liên tục có thể dẫn đến các cơn gò tử cung, động thai sớm, thậm chí tăng nguy cơ sinh non.
Ho dai dẳng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng
Nếu ho kéo dài và không giảm sau vài ngày, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Gây ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu
Ho liên tục không chỉ gây mệt mỏi về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Lo lắng về sức khỏe của bản thân và thai nhi có thể làm tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm trạng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và suy nhược cơ thể.
4 mẹo trị ho cho bà bầu đơn giản tại nhà
Dưới đây là các cách trị ho nhanh chóng và hiệu quả mà mẹ bầu có thể tham khảo.
Trị ho cho bà bầu bằng lá tía tô
Lá tía tô được xem là bài thuốc dân gian để trị ho hiệu quả. Với tính ấm, lá tía tô không chỉ giúp giảm ho, tiêu đờm mà còn an thai cho bà bầu. Mẹ bầu có thể nấu lá tía tô với nước ấm và uống từ 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, nấu cháo tía tô cũng là phương pháp chữa ho hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch một ít lá tía tô và ¼ củ gừng.
- Bước 2: Thái sợi hoặc băm nhuyễn gừng và lá tía tô.
- Bước 3: Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo rồi cho trứng gà vào khuấy đều.
- Bước 4: Cháo chín rắc gừng và lá tía tô đã thái sợi là hoàn thành.
Dùng lá hẹ hấp
Lá hẹ hấp tươi chứa nhiều chất kháng khuẩn như Saponin và Odorin, giúp ức chế virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Dưới đây là cách chữa ho bằng lá hẹ hấp:
- Rửa sạch lá hẹ và để ráo nước, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Cho lá hẹ vào bát nhỏ và hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
- Uống phần nước cốt từ lá hẹ để hoặc ăn trực tiếp lá hẹ đã được hấp chín.
Chữa ho cho mẹ bầu bằng tỏi
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Đây còn là loại gia vị rất tốt cho sức khoẻ và ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Để sử dụng tỏi trị ho cho bà bầu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Tỏi bóc vỏ và và rửa sạch, sau đó để ráo nước.
- Đem nướng tỏi cho đến khi chín đều.
- Giã nát tỏi nướng thành dạng bột mịn, sau đó khuấy đều với nước và uống 3 lần/ngày.
Sử dụng dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp có tác dụng làm ấm, chữa ho khan và giúp thông thoáng đường hô hấp. Mẹ bầu có thể thoa dầu khuynh diệp lên ngực và cổ trước khi đi ngủ để giảm ho.
Ngoài ra, để giảm ho nhanh chóng, mẹ bầu có thể xông hơi với dầu khuynh diệp hàng ngày. Việc này giúp làm sạch đường mũi và cổ họng, giảm đáng kể các cơn ho khó chịu.
Lời khuyên quan trọng khi bà bầu bị ho
Khi mẹ bầu bị ho, hãy áp dụng các biện pháp sau để chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng chân, cổ và ngực.
- Đàm bảo uống đủ nước để làm loãng dịch nhầy và giảm cảm giác khó chịu ở họng.
- Tránh xa các tác nhân gây kích thích như khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C từ trái cây, rau củ để tăng đề kháng.
- Vệ sinh cổ họng bằng nước muối sinh lý, tắm bằng nước ấm và lau khô cơ thể sau khi tắm.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo tiêm đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
- Nếu tình trạng ho kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, khó thở, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất.
Trên đây đã trả lời câu hỏi “Bầu ho nhiều có sao không?” và cách chăm sóc mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này. Nhớ rằng, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách trị ho an toàn sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.