Một trong những vấn đề khiến chị em tự ti khi mang thai chính là tóc bị gãy rụng, khô xơ nhiều. Để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhất, câu hỏi “Mẹ bầu làm tóc được không?” luôn là nỗi bất an đối với phái nữ. Vì thế, tuy việc làm tóc là một nhu cầu chính đáng nhưng bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Mẹ bầu làm tóc được không?
Mẹ bầu có được làm tóc không? Câu trả lời là ĐƯỢC, tuy nhiên do trong thời điểm mang thai thì cơ thể nữ giới rất nhạy cảm, nên bạn có thể lựa chọn việc tạo kiểu tóc bằng các loại máy mà không dùng đến thuốc hóa học. Đặc biệt, đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc, uốn tóc hay thuốc ép tóc nhằm tránh xa hóa chất, hạn chế sự ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Ngoài ra, một số vấn đề khác mà bạn nên lưu ý trước khi nhuộm tóc trong thời điểm có thai:
- Ưu tiên sử dụng các loại thuốc nhuộm từ thiên nhiên.
- Khi nhuộm, hạn chế để thuốc ngấm vào da đầu.
- Trong quá trình nhuộm tóc, mẹ bầu nên đeo khẩu trang đồng thời mở cửa sổ thông thoáng để mùi thuốc bay ra ngoài.
- Nếu nhuộm tại nhà, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và tác dụng phụ của thuốc để tránh tối đa rủi ro gây hại.
- Có thể thử một lượng thuốc nhỏ lên tay trước khi thoa trực tiếp lên tóc.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Trước khi thay đổi kiểu tóc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước
Mẹ bầu có nên duỗi tóc khi mang thai không?
Ngoài việc giải đáp cho câu hỏi “Có bầu làm tóc được không?”, nhiều chị em lại mong muốn được duỗi tóc khi đang trong thời kỳ mang thai. Nhằm giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn cho quyết định này, hãy tham khảo một số lợi ích và tác hại của việc duỗi tóc trong thời điểm có em bé dưới đây.
Lợi ích của việc duỗi tóc khi có thai
Một số lợi ích khi bạn thực hiện duỗi tóc lúc có thai có thể kể đến như:
- Khi tạo kiểu tóc duỗi giúp các chị em không tốn nhiều thời gian và công sức để giữ cho tóc bồng bềnh.
- Việc duỗi tóc giúp thay đổi diện mạo mới, từ đó có thể khiến tâm trạng của nàng trở nên vui vẻ, thoải mới và tránh được chứng trầm cảm khi mang bầu.
Tác hại khi duỗi tóc lúc mang thai
Mặc dù việc duỗi tóc khi mang thai có thể giúp bạn tự tin hơn trong lúc cơ thể có nhiều thay đổi không như mong muốn. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như:
- Duỗi tóc khi mang thai tạo cơ hội cho các chất hóa học tiếp xúc trực tiếp với hormone và gây sự khó chịu cho mẹ bầu.
- Làm tăng khả năng kích ứng đường hô hấp, khiến bạn bị ho hay thấy buồn nôn do các loại kem dưỡng ẩm cùng thuốc duỗi có mùi nồng.
- Gây phát ban hoặc kích ứng da do trong thành phần thuốc duỗi có chất lye.
- Hóa chất từ thuốc nhuộm có thể thấm qua da đầu đi vào máu, truyền qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến em bé.
Duỗi tóc lúc mang thai có thể khiến bạn bị kích ứng da nguy hiểm
Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu thực hiện duỗi tóc
Nhìn chung, câu hỏi “Mẹ bầu làm tóc được không?” thì đáp án chính là ĐƯỢC. Nhưng đặc biệt với việc duỗi tóc thì chị em nên lưu ý các vấn đề sau:
- Cần tìm hiểu trước về các tiệm làm tóc uy tín, ưu tiên dùng những loại thuốc duỗi chất lượng cao.
- Thời điểm thích hợp mà bạn có thể thay đổi mái tóc của mình là khi thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ hai.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi duỗi tóc.
- Nếu bạn có dự định duỗi tóc tại nhà, hãy xem xét các thành phần hóa học có trong thuốc duỗi nhằm tránh gây kích ứng cho cơ thể.
Mẹ bầu có nên uốn tóc khi mang thai không?
Tương tự như duỗi, uốn tóc cũng là một quá trình có rất nhiều bước, thậm chí sử dụng lượng lớn thuốc uốn có chất hóa học. Vậy, mẹ bầu có được làm tóc không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN đối với việc uốn tóc, bởi khi sử dụng hóa chất trong giai đoạn mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kích ứng da, mắt thậm chí là đường hô hấp của mẹ. Bên cạnh đó, thời điểm này nội tiết tố của phụ nữ thường thay đổi, vì vậy mà tóc uốn sẽ không thể xoăn như ý.
Mẹ bầu không nên uốn tóc khi mang thai
Nhìn chung, “Mẹ bầu làm tóc được không?” thì câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và em bé, thay vì quyết định duỗi hay uốn, các nàng có thể chọn cắt tóc kiểu. Còn đối với cách tạo kiểu tóc uốn hoặc duỗi, bạn vẫn thực hiện được nhưng nên lựa chọn các loại thuốc được chiết xuất từ dược liệu và tránh để thuốc tiếp xúc với da.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.