Viêm mô tế bào hốc mắt là một bệnh lý nhiễm trùng ở vùng các mô xung quanh mắt. Đây là một trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng như mất thị lực, mù lòa, thậm chí là đe dọa mạng sống của bệnh nhân. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
- Viêm mô tế bào quanh hốc mắt (còn gọi là viêm mô tế bào trước mắt) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được ở mí mắt và các mô xung quanh nhãn cầu. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt và không di chuyển sang mắt còn lại.
- Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Triệu chứng
Viêm mô tế bào hốc mắt là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các mô mỡ và cơ trong hốc mắt (ổ mắt). Nhiễm trùng gây viêm có thể đẩy mắt ra khỏi hốc mắt. Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm:
- Đau
- Sưng đỏ
- Lồi mắt
Các triệu chứng khác của viêm mô tế bào hốc mắt có thể bao gồm:
- Mắt bị hạn chế cử động hoặc đau khi bạn cố gắng di chuyển mắt.
- Có thể nhìn đôi.
- Suy giảm thị lực hoặc mất thị lực đột ngột.
- Mí mắt sưng đỏ, sáng bóng hoặc bầm tím.
- Thấy khó khăn hoặc không thể mở mắt.
- Dịch chảy ra từ mắt nhiễm bệnh.
- Sốt, thường 390C trở lên.
- Mệt mỏi, khó chịu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất của những loại viêm mô tế bào này là do nhiễm phải vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes hoặc Haemophilus influenzae, được đưa vào trong mí mắt do những vết xước hoặc là vết cắn xung quanh mắt. Các cách phổ biến nhất để nhiễm vi khuẩn vào mắt bao gồm:
- Chấn thương: Phần mắt nếu chẳng may bị chấn thương thì vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh viêm mô tế bào ở phần hốc mắt.
- Lây lan từ những khu vực khác: Thông thường nhất thì nhiễm trùng bắt đầu từ trong xoang: hốc, hoặc các túi chứa đầy những không khí, gần đường mũi. Những phần này nếu xảy ra tình trạng viêm có thể dẫn tới việc bị viêm mô mềm ở hốc mắt.
Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm mô tế bào vùng hốc mắt là:
- Mụn lẹo ở mắt
- Vết thương hở xuất hiện ở vùng mắt, có thể do chấn thương hoặc phẫu thuật
- Bệnh nhiễm trùng khác, ảnh hưởng tới sức đề kháng của người bệnh
Đối tượng nguy cơ
Viêm mô tế bào quanh hốc mắt có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi.
Người lớn có thể bị viêm mô tế bào quanh hốc mắt, nhưng tình trạng này không phổ biến lắm. Viêm mô tế bào quanh hốc mắt ở người lớn được gây ra theo cách tương tự và được điều trị giống hệt như ở trẻ em.
Chẩn đoán
Nếu bạn có triệu chứng bệnh, phải gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nặng.
- Bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán viêm mô tế bào hốc thông qua quan sát mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra các dấu hiệu thực thể của nhiễm trùng hốc mắt, chẳng hạn như đỏ, sưng, đau và sốt. Sau đó, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để giúp xác định mức độ nhiễm trùng và quá trình điều trị thích hợp.
- Bác sĩ có thể lấy mẫu máu hoặc dịch tiết ra từ mắt của người bệnh để phân tích, nhằm xác định loại vi trùng nào gây ra nhiễm trùng.
- Bác sĩ nhãn khoa cũng có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT để đánh giá mức độ lây lan của nhiễm trùng và kiểm tra các biến chứng liên quan đến não hoặc hệ thần kinh trung ương.
Phòng ngừa bệnh
- Trước hết, việc đảm bảo rằng việc tiêm chủng của trẻ được cập nhật đầy đủ chính là phương án hiệu quả nhất.
- Trước đây, vi khuẩn Haemophilus influenzae đã dẫn đến nhiều trường hợp như là viêm mô tế bào hốc mắt. Và vắc-xin Hib là làm cho điều này không còn xảy ra trên trẻ em.
- Một loại vi khuẩn khác là Streptococcus pneumoniae, đây là một nguyên nhân khá phổ biến và có thể được ngăn ngừa, phòng tránh bằng vắc-xin phế cầu.
- Đối với trẻ em, phụ huynh cần đảm bảo rằng con trẻ không dụi tay lên mắt khi có vết thương ở vùng này, vì điều này làm vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và dẫn tới bệnh viêm mô mềm vùng mắt.
Điều trị như thế nào?
Điều trị bằng thuốc
- Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đưa tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để các bác sĩ có thể chẩn đoán tình hình bệnh và đưa ra phương án điều trị. Tình trạng viêm mô tế bào hốc mắt có thể dễ dàng được điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi ngoài đúng liều lượng.
- Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để có thể điều trị viêm mô tế bào vùng hốc mắt một cách hiệu quả nhất. Tiến trình này sẽ được theo dõi một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng thuốc phát huy đúng tác dụng. Tình trạng viêm mô tế bào thì có thể sẽ hết trong vòng 48 giờ sau khi sử dụng kháng sinh.
- Ngay cả những lúc các triệu chứng của bệnh đã bắt đầu biến mất, người bệnh vẫn phải đảm bảo hoàn thành toàn bộ thuốc để có thể chắc chắn rằng đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trong khoảng thời gian chờ đợi, bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc để giảm đau và cũng như hạ sốt, giúp người bệnh dễ chịu hơn (đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).
- Đặc biệt là không được cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi sử dụng những loại thuốc này nếu như không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị bằng phẫu thuật
Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với kháng sinh hoặc lây lan sang các bộ phận khác ở đầu. Cụ thể trong các trường hợp:
- Tình trạng bệnh chuyển xấu đi hoặc suy giảm thị lực trong khi dùng thuốc kháng sinh.
- Áp xe trong hốc mắt hoặc não phát triển.
- Có vật lạ bị mắc kẹt trong mắt.
- Bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mycobacteria.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên, các bạn có thể hiểu hơn về viêm mô tế bào quanh hốc mắt.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.