U nang buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản.
Điều quan trọng cần lưu ý là đa số các trường hợp u nang buồng trứng không nguy hiểm, chúng thường là u nang chức năng và sẽ tự biến mất theo thời gian.
Nguyên nhân u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là hiện tượng một khối u có chứa dịch lỏng phát triển bất thường ở buồng trứng. Khối u có thể hình thành từ các mô của buồng trứng hoặc mô của các cơ quan khác. Ai cũng có thể mắc bệnh u nang buồng trứng, đặc biệt trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi rất dễ mắc u nang buồng trứng ác tính và thường ít gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng khá đa dạng, tuy nhiên thường gặp nhất là do các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ, sự thay đổi hormon, các bệnh lý về nội mạc tử cung hoặc buồng trứng,…
- Rối loạn nội tiết tố nữ ở các giai đoạn sinh lý của cơ thể hoặc do các bệnh lý nội tiết, bệnh phụ khoa. Nội tiết tố bị phá hủy có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận.
- Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai dẫn đến những thay đổi hormon ở nữ giới.
- Chế độ ăn uống ít rau xanh, giàu loại thực phẩm có chứa các chất tác động đến nội tiết tố nữ hoặc hormon như thịt, trứng, sữa.
- Người thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, stress cao độ hoặc thừa cân, béo phì cũng có thể là đối tượng dễ bị u nang.
- Phụ nữ đã từng bị sẩy thai hoặc các bé gái có hiện tượng dậy thì sớm cũng cần phải cảnh giác với bệnh này.
- Nang trứng bị dị tật, phát triển không bình thường, hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
- Mạch máu của các nang bị vỡ, chảy máu, dẫn đến hình thành u nang xuất huyết.
- Thể vàng không tiêu biến sau khi phóng noãn mà tồn tại dai dẳng.
- Các tế bào biểu mô, tế bào mầm, tế bào mô đệm phát triển bất thường.
- Biến chứng của u nang buồng trứng: xoắn nang, vỡ nang,…
U nang buồng trứng có khả năng có con hay không?
Có khá nhiều chị em lo lắng về vấn đề sinh con khi bị u nang buồng trứng. Điều này không phải vô cớ vì tùy vào trường hợp mà có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Đối với các bệnh nhân bị u nang một bên hoặc u nang cơ năng hầu như có thể điều trị được vì vẫn còn một bên nang hoạt động bình thường và ở dạng lành tính.
Cụ thể các trường hợp mắc bệnh và khả năng mang thai như sau:
- Các bệnh nhân bị u nang cơ năng có kích thước khối u nhỏ thì vẫn có thể mang thai bình thường.
- Các bệnh nhân bị u nang một bên có kích thước lớn phải cắt bỏ thì còn một bên bình thường nên vẫn có khả năng mang thai.
- Trường hợp bệnh nhân bị u nang hai bên nhưng còn 1 phần nang lành không bị cắt tách thì vẫn có thể mang thai nhưng khả năng thụ thai thấp hơn so với người bình thường hay người còn một bên nang nguyên vẹn.
- Còn đối với các bệnh nhân mắc phải các khối u thực thể thì chỉ có những trường hợp lành tính mới còn có khả năng mang thai và sinh con. Các dạng thực thể ác tính và phải cắt bỏ toàn bộ 2 bên nang trứng thì phụ nữ sẽ mất đi đặc quyền mang nặng đẻ đau của người mẹ.
Chẩn đoán u nang buồng trứng
Để chẩn đoán xác định u nang buồng trứng, cần làm thêm một số xét nghiệm như là:
- Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, giá thành rẻ nhưng lại có thể cho biết vị trí, hình dạng, kích thước, tính chất dịch bên trong của khối u nang buồng trứng. Đây là chính là tiêu chuẩn để chẩn đoán u nang buồng trứng.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể tìm các “dấu ấn” bướu để có gợi ý về tính ác tính của khối u.
- Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được cho chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
Vì vậy, nếu bạn đang bị u nang buồng trứng và lo lắng về khả năng sinh sản, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để giúp bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.