Trẻ 6 tháng tuổi cần được bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Vậy trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về quá trình phát triển và tăng trưởng của bé trong giai đoạn này nhé!
Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt yêu cầu?
Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình khoảng 3,.2kg – 3,.8kg. Trẻ được sinh đủ tháng, phát triển bình thường và được đáp ứng đủ nhu cầu ăn hàng ngày sẽ tăng cân đều đặn theo từng tháng.
Trong 3 tháng đầu, trẻ thường tăng từ 1kg đến 1,.2kg mỗi tháng. Khi được 4 – 5 tháng tuổi, cân nặng của trẻ thường gấp đôi so với lúc mới sinh và gấp ba khi trẻ đạt 12 tháng tuổi.
Tùy thuộc vào giới tính, tình trạng sức khỏe và các yếu tố bệnh lý, cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi có thể khác nhau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 6 tháng tuổi là:
Giới tính | Khoảng dao động cân nặng | Cân nặng trung bình |
Bé gái | 5,.7kg – 9,.3kg | 7,.2kg |
Bé trai | 6,.4kg – 9,.8kg | 7,.9kg |
Trẻ 6 tháng cân nặng chuẩn là bao nhiêu?
Trẻ 6 tháng tuổi thường có chiều cao bao nhiêu?
Cân nặng của trẻ thường đi kèm với mức độ tăng trưởng chiều cao. Trong 6 tháng đầu, trẻ thường tăng chiều cao khoảng 2,.5cm mỗi tháng. Từ tháng thứ 7 đến khi được 1 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của bé sẽ chậm lại, trung bình khoảng 1,.5cm mỗi tháng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao tiêu chuẩn của trẻ 6 tháng tuổi là:
Giới tính | Khoảng dao động chiều cao | Cân nặng trung bình |
Bé gái | 61,.2cm – 70,.3cm | 65,.7cm |
Bé trai | 63,.3cm – 71,.9cm | 67,.6cm |
Chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
Để thiết lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học nhất cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ có thể tuân thủ các lời khuyên từ chuyên gia sau đây.
Trẻ 6 tháng uống bao nhiêu ml sữa?
Bé 6 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa? Câu trả lời đó là bé sẽ cần bú khoảng 750 – 900ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Lượng sữa này này tương đương với 3 – 4 lần bú mỗi ngày, mỗi lần khoảng 120 – 180ml.
Tuy nhiên, một số bé có thể bú ít hoặc nhiều hơn lượng sữa trên, tùy thuộc vào thói quen ăn uống và cân nặng của bé. Điều quan trọng là cân nặng của bé 6 tháng tuổi cần đạt tiêu chuẩn theo cân nặng mà bác sĩ khuyến nghị.
Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 6 tháng tuổi nên bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa. Mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 1 – 2 bữa ăn dặm và ăn sau mỗi cữ bú ban ngày khoảng 2 – 3 giờ. Để bé tăng cân tốt và có giấc ngủ ngon, tránh cho bé ăn trước khi đi ngủ.
Khi tập ăn dặm cho bé 6 tháng, nên để bé thích nghi từ từ và không ép buộc bé ăn. Mẹ có thể cho bé ăn từ thức ăn loãng đến đặc và kết hợp nhiều hương vị để kích thích vị giác của bé.
Một số món ăn bổ dưỡng mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bao gồm cháo, bột ngũ cốc, trái cây, rau củ xay nhuyễn, thịt cá hoặc cơm nát.
Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ đã có thể bắt đầu tập ăn dặm
Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi
Ngoài việc biết trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, ba mẹ cũng nên quan tâm đến giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, bé đang phát triển rất nhanh về cả thể chất và tinh thần.
Theo các chuyên gia, bé 6 tháng tuổi cần ngủ khoảng 12 – 15 giờ mỗi ngày. Trong đó, bé nên có 2 – 3 giấc ngủ ngắn ban ngày và ngủ khoảng 9 – 11 giờ vào ban đêm. Ở tuổi này, nhiều bé đã có thể ngủ liền mạch xuyên đêm.
Thời điểm 6 tháng tuổi cũng là lúc bé bắt đầu nhận thức được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, mẹ nên tập cho bé ngủ theo thời gian cố định để hình thành thói quen ngay từ ban đầu. Phương pháp này sẽ giúp trẻ sẽ đi ngủ đúng giờ và ngủ sâu giấc hơn.
Giấc ngủ của bé 6 tháng thường kéo dài từ 9 – 11 tiếng vào ban đêm
Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là một trong những thắc mắc quan trọng của các bậc phụ huynh để đánh giá sự phát triển của bé. Ngoài ra, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để giúp bé phát triển một cách tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.