Mướp là loại rau ăn quả có vị thanh mát, thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mướp xào giá, canh mướp…Thế nhưng, nhiều phụ nữ thắc mắc không biết bà bầu ăn mướp được không? Để giải thích về vấn đề này, bạn có thể tham khảo để biết thêm về thông tin này.
Mướp là loại rau ăn quả có vị thanh mát
Thành phần dinh dưỡng có trong quả mướp
Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn mướp được không, hãy điểm qua một số thành phần dinh dưỡng nổi bật của quả mướp.
Mướp không chỉ là loại rau ăn quả giàu chất xơ mà nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như:
- Vitamin A
- Thiamin (vitamin B1)
- Riboflavin (vitamin B2)
- Folate (vitamin B9)
- Vitamin E
- Vitamin C
- Vitamin K
- Kali
- Sắt
- Magie
- Phốt pho
- Natri
- Kẽm
Quả mướp cũng là nguồn cung cấp nước và các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả mướp
Bà bầu ăn mướp được không?
Với những dưỡng chất được đề cập trên, liệu bà bầu ăn ăn mướp được không? Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, mướp là loại quả rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bà bầu có thể ăn mướp trong suốt quá trình thai kỳ. Theo Đông y, mướp có vị ngọt, mùi thơm nhẹ và có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt đối với cơ thể. Đặc biệt, với những thai phụ có thân nhiệt cao hơn bình thường, thường xuyên nóng trong thì nên ăn mướp, do mướp rất tốt để thanh nhiệt.
Nguy cơ lớn nhất mà mướp có thể gây ra là lây truyền bệnh toxoplasmosis. Đây là một loại bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng có trong nước và đất. Tuy nhiên, được biết hầu hết phụ nữ mang thai đều có kháng thể chống lại bệnh toxoplasmosis, mặc dù một số thì không.
Do đó, để đảm bảo an toàn khi ăn mướp trong thai kỳ, bà bầu nên tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu có thể ăn mướp trong suốt quá trình thai kỳ
: Bà bầu ăn dưa hấu được không? Lợi ích và tác hại cần biết
10 lợi ích của mướp đối với bà bầu
Với những giá trị tuyệt vời mà quả mướp mang đến cho bà bầu, những lợi ích tuyệt vời mà các mẹ bầu có thể nhận được khi ăn mướp là:
Mướp có tác dụng trị một số bệnh về mắt
Trong mướp có chứa thành phần Vitamin A giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng có nguy cơ dẫn tới mù lòa. Bà bầu bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, kẽm, đồng trong quá trình mang thai sẽ giảm được 25% nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Vitamin A có trong mướp cũng giúp hỗ trợ hạn chế chứng khô mắt đối với những bà bầu thường xuyên chạy xe máy hay những người phải tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại, máy tính.
Mướp giúp cải thiện sức khỏe làn da
Vitamin C có trong mướp có khả năng cấp nước cho làn da của mẹ bầu, làm giảm nếp nhăn và thậm chí có thể làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C rất cần thiết cho quá trình sản xuất protein để hình thành da, mạch máu, dây chằng cũng như có thể giúp ích cho quá trình chữa lành vết thương.
Ngoài ra, mướp còn chứa nhiều nước, giúp dưỡng ẩm cho làn da. Loại quả này có đặc tính lọc máu, giúp ngăn ngừa một số bệnh về da bằng cách loại bỏ các độc tố, đặc biệt là mụn trứng cá.
Ăn mướp giúp giảm nguy cơ tiểu đường và bệnh tim mạch
Sự chuyển hóa glucose cần có sự góp mặt của magie. Trong mướp chứa lượng lớn magie, vì vậy, nếu hấp thụ khoảng 100 mg magie mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, mướp cung cấp Vitamin B5 cho cơ thể, giúp làm giảm trừ các cholesterol xấu và triglyceride, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra, mướp rất giàu chất xơ, cellulose và nước, rất tốt trong quá trình lọc gan, lọc máu của cơ thể, giúp giảm nhẹ và ngăn ngừa táo bón.
Mướp ngăn ngừa tình trạng đau cơ
Trong thành phần dinh dưỡng của quả mướp có chứa kali, giúp ích rất nhiều trong việc cân bằng lượng chất lỏng và giúp thư giãn cơ bắp. Hàm lượng kali thấp có thể dẫn đến tình trạng cơ bị co thắt và đau cơ bắp. Do đó, phụ nữ mang thai ăn mướp có thể giúp cơ thể dễ dàng “phá vỡ” protein và carbs, giúp hỗ trợ cơ bắp tăng cường sức mạnh và sửa chữa những tổn thương.
Ngăn ngừa thiếu máu
Vitamin B6 là một chất cần thiết trong quá trình sản xuất hemoglobin, nó cũng góp phần vào quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động khoáng chất sắt. Việc thiếu hụt tế bào sẽ gây nên tình trạng thiếu máu. Bà bầu bị thiếu máu sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau nhức liên tục. Ăn mướp sẽ giúp bổ sung vitamin B6, từ đó giúp khắc phục tình trạng này.
Mướp hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch
Mướp có chứa vitamin C và các dưỡng chất khác giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Việc ăn mướp trong thời gian mang thai có thể giúp cơ thể mẹ bầu chống lại nhiễm trùng và virus.
Quả mướp có lợi cho sức khỏe thai nhi
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn với câu hỏi “Mẹ bầu ăn mướp được không?”, hãy xét đến lợi ích của mướp đối với thai nhi. Hàm lượng folate có trong mướp có khả năng giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé trong bụng mẹ.
Giúp não bộ của thai nhi phát triển
Vitamin B có trong mướp sẽ giúp cho thai kỳ ổn định, phát triển cho não bộ thai nhi, hạn chế một số vấn đề liên quan đến thần kinh. Ngoài ra, vitamin B còn giúp tăng sản sinh hồng cầu, giúp cho mẹ đỡ bị nghén trong những tháng đầu tiên.
Ăn mướp giúp bổ sung chất xơ hiệu quả
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nội tiết tố progesterone tăng lên làm giảm nhu động ruột, giảm hoạt động của các van nối thực quản và dạ dày. Do đó, việc tiêu hóa của mẹ bầu sẽ trở nên trì trệ hơn khiến thức ăn không được không được đào thải và gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
Vì vậy, bổ sung chất xơ là một cách để giải quyết vấn đề tiêu hóa cho mẹ bầu. Bởi, trong mỗi quả mướp có chứa 0.5g chất xơ cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ cần thiết để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Do đó, giúp giảm thiểu nguy cơ táo bón ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu mang thai.
Ăn mướp giúp tăng cường đề kháng
Mẹ bầu cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm do phải bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Bà bầu ăn mướp được bởi trong quả mướp có chứa nhiều vitamin C sắt. Ăn mướp là một cách giúp mẹ bầu bổ sung vitamin C, sắt để tăng cường hệ miễn dịch cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
Tình trạng thiếu hụt magie có thể dẫn tới đau nửa đầu. Magie trong quả mướp giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, từ đó giúp mẹ hết đau đầu.
Mướp mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với các mẹ bầu
Một số lưu ý khi ăn mướp trong quá trình mang thai
Chắc hẳn là đọc đến đây, bạn sẽ không còn băn khoăn “Bà bầu ăn mướp được không”. Việc bổ sung mướp vào chế độ ăn khi đang mang thai là an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điều sau mỗi khi muốn ăn mướp:
- Chọn những quả có độ non vừa phải, không quá non cũng không quá già và đều có thể chế biến thành các món xào, luộc…
- Lưu ý rửa sạch mướp trước khi chế biến để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh toxoplasmosis.
- Nấu chín kỹ mướp trước khi ăn để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
- Mướp có chứa nhiều chất xơ. Việc ăn nhiều mướp sẽ gây chướng bụng. Vì vậy, bà bầu dễ chán ăn và ăn không ngon, bỏ qua các thực phẩm dinh dưỡng sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho thai nhi.
- Khi bị tiêu chảy, bà bầu không nên sử dụng mướp, vì tính hàn trong mướp sẽ khiếm dạ dày bạn khó chịu hơn.
- Với những thai phụ có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là người có tỳ vị không chịu được tính hàn không nên ăn mướp. Bởi vì mướp có tính hàn, chỉ thích hợp với người hay nóng trong.
Kết luận: Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc “Bà bầu ăn mướp được không?”. Các mẹ bầu có thể tham khảo trước khi dùng mướp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
- Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
- Bà bầu ăn sầu riêng được không? Tác hại khi ăn không đúng cách
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.