Khi trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường lại thực sự là một tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết cách xử lý. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bé? Cùng Pharmacity tìm hiểu các thông tin chi tiết qua về vấn đề này qua bài viết sau.
Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường. Theo các chuyên gia, các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ gặp tình trạng này bao gồm:
Do phản ứng tự nhiên của cơ thể
Sốt là một phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch của trẻ khi phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi phát hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus cơ thể sẽ nóng lên nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Đây là nguyên nhân phổ biến này có thể dẫn đến hiện tượng trẻ bị sốt đầu nóng, trong khi chân tay vẫn bình thường do việc thoát nhiệt ra bên ngoài của cơ thể nên không có gì đáng lo ngại.
Bệnh viêm màng não khiến trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường
Khi trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường cũng có thể là do bệnh viêm màng não – một loại bệnh nguy hiểm đối với trẻ. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ bao gồm:
- Sốt cao.
- Bỏ bú.
- Co giật.
- Quấy khóc.
Bệnh viêm màng não có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy nếu mẹ nghi ngờ khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khi sốt, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Viêm màng não có thể gây ra tình trạng trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường
Một số bệnh lý khác
Trẻ sốt đầu nóng nhưng tay chân vẫn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Sốt siêu vi: Bao gồm các bệnh do siêu vi như cúm, tay chân miệng…
- Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu: Một loại nhiễm trùng phổ biến có thể gây ra sốt cao và các triệu chứng khác như ho, khò khè.
- Nhiễm trùng tiêu hóa do vi khuẩn E.coli: Có thể gây ra sốt cùng với các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.
- Say nắng: Trẻ có thể bị sốt sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Sau khi tiêm phòng: Một phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng là sốt và đau nhức cơ.
Các triệu chứng trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường
Đối với trường hợp trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường có các dấu hiệu sau đây thì ba mẹ không nên quá lo lắng:
- Thân nhiệt dưới 38 độ C.
- Da có màu sắc bình thường.
- Môi lưỡi không có dấu hiệu khô.
- Trẻ vẫn tỉnh táo, hoạt bát và có thể cười nói bình thường.
- Khả năng ăn uống không có dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt ở mức độ nhẹ
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng sốt này ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn, với các biểu hiện sau:
- Môi và má của trẻ có thể trở nên hồng hoặc đỏ ửng.
- Trẻ có thể quấy khóc liên tục.
- Mặt của trẻ có thể trở nên tím tái.
- Chân tay của trẻ có thể chuyển sang lạnh trong thời gian dài.
- Sốt có thể cao hơn 39 độ C và không có dấu hiệu giảm sốt sau khi đã sử dụng nhiều phương pháp hạ sốt.
- Mắt, môi và lưỡi của trẻ có thể trở nên lõm vào và khô.
- Trẻ có thể có cảm giác ớn lạnh, rùng mình liên tục.
Các biểu hiện khi trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường cần được thăm khám bác sĩ
Trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường có sao không?
Trong trường hợp trẻ bị sốt trong thời gian ngắn và không có các dấu hiệu bất thường thì ba mẹ có thể tự mình chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu không hạ sốt kịp thời, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng nào từ trẻ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu nhận biết cho thấy trẻ đang trong tình trạng nguy hiểm:
dấu hiệu sau đây có thể cho thấy trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng đang ở tình trạng nguy hiểm:
- Ngủ nhiều, ngủ li bì, lừ đừ.
- Khó thở.
- Phát ban.
- Sưng, đỏ và đau ở một số vị trí trên cơ thể như đầu gối.
- Bú ít thậm chí không muốn bú.
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày mà không khỏi.
- Co giật.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường
Để giúp trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường có thể phục hồi nhanh chóng, dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà mà mẹ có thể áp dụng.
- Theo dõi trẻ: Thường xuyên đo nhiệt độ của trẻ, đặc biệt là khi sốt cao liên tục. Ghi chép kết quả đo nhiệt độ cũng như theo dõi các biểu hiện của trẻ khi bị sốt.
- Mặc đồ thoáng mát: Hãy cởi bỏ quần áo của trẻ hoặc mặc quần áo mát mẻ để giúp cơ thể dễ dàng thoát nhiệt hơn.
- Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt khi nhiệt độ vượt quá 38,5 độ C.
- Bù nước cho bé: Cho trẻ bú nhiều hơn, chia làm nhiều cữ bú nếu trẻ còn nhỏ. Đối với trẻ em lớn hơn thì nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây, oresol để tránh mất nước khi sốt.
- Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ được ăn, bú sữa ngay khi đói. Đối với trẻ ăn dặm thì bạn hãy chuẩn bị đồ ăn giàu dinh dưỡng, ở dạng mềm cho bé và chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Thăm khám bác sĩ: Nếu ba mẹ nghi ngờ tình trạng sốt của trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về tình trạng trẻ bị sốt đầu nóng chân tay bình thường. Điều quan trọng nhất là cách xử lý khi trẻ bị sốt đòi hỏi sự quan sát và chăm sóc kỹ lưỡng từ phía phụ huynh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.