“Tình trạng căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không?” được rất nhiều chị em thắc mắc. Thực tế, việc đầy hơi chướng bụng là một triệu chứng của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiêu hóa hay các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt gần đến và khiến nhiều người bị nhầm lẫn.
Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?
Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không? Câu trả lời là CÓ, nhưng không hoàn toàn là chính xác. Chi tiết hơn, vấn đề căng tức bụng dưới có 2 trường hợp:
Trường hợp có thai khi bị chướng bụng dưới
Thật ra, để xác định tình trạng này có phải là dấu hiệu có thai không thì chưa đủ, mà còn phải chú ý thêm một số triệu chứng khác như:
- Nữ giới bị trễ kinh: Khi bạn đã đủ tuổi sinh sản và nhận thấy bản thân đã trễ kinh 1 tuần sau khi làm tình không an toàn thì có thể bạn đã thụ thai. Tuy nhiên, dấu hiệu trễ kinh cũng chưa đủ để nhận định chính xác vì chúng cũng dễ xảy ra do cơ thể căng thẳng, tập luyện quá sức hay kinh nguyệt không đều.
- Bị ốm nghén: Cụ thể là buồn nôn, nôn mửa và xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Vùng ngực sưng và mềm: Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố ở nữ khi mang thai khiến ngực trở nên nhạy cảm, sưng và mềm hơn. Nhưng cảm giác này sẽ giảm đi sau vài tuần khi cơ thể đã thích nghi với những thay đổi từ nội tiết tố.
- Đi tiểu liên tục: Trong quá trình mang thai, lượng máu thường tăng lên khiến thận phải xử lý bằng cách lọc máu để loại bỏ chất thải dư thừa thông qua nước tiểu.
- Cảm giác mệt mỏi: Ngoài tình trạng chướng bụng khi mới mang thai thì bạn cũng dễ bị buồn ngủ, mệt mỏi do sự gia tăng nồng độ của progesterone khi mới bắt đầu mang thai.
- Một số triệu chứng khác: Chẳng hạn phụ nữ dễ thay đổi tâm trạng, xuất hiện máu báo thai, chuột rút, thay đổi khẩu vị, thèm ăn, bị đầy hơi,…
Trường hợp có thai khi bị chướng bụng dưới
Trường hợp bị chướng bụng dưới nhưng không mang thai
Ngược lại, tình trạng chướng bụng dưới không hẳn là dấu hiệu mang thai mà có thể do :
- Bị ảnh hưởng do thói quen ăn uống nhanh, nói chuyện khi ăn, nhai kẹo cao su, uống bia rượu, nước ngọt có gas hay ăn nhiều.
- Bị chướng bụng dưới do đường ruột có vấn đề khiến bạn không thể xì hơi.
- Do cơ thể ít vận động và thường xuyên bị căng thẳng.
- Mắc bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bị trào ngược dạ dày hay thực quản,…
Như vậy, câu hỏi “Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không?” thì không thể khẳng định một cách rõ ràng, đặc biệt khi cơ thể không kèm theo các triệu chứng phổ biến như ốm nghén, đi tiểu thường xuyên, trễ kinh,… Vì vậy, để chắc chắn hơn thì bạn nên dùng que thử thai hay đến khám tại cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi phù hợp nhé!
Trường hợp bị chướng bụng dưới nhưng không mang thai
Lý do mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai
Sau khi đã xác định được câu trả lời cho thắc mắc về tình trạng chướng bụng dưới có phải mang thai của bản thân là đúng. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đối với giai đoạn đầu thai kỳ, nồng độ progesterone tăng lên khiến các mẹ bị chướng bụng dưới. Đây được xem là loại hormone giúp cơ thể được thư giãn, vô tình làm cơ ruột của phụ nữ thư giãn nhiều hơn, khi đó quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Lúc này, khí đi qua ruột tăng 30%, làm khí tích tụ nhiều và gây ra đầy hơi chướng bụng.
Bên cạnh hormone progesterone, việc sử dụng các loại thực phẩm cũng gây ra tình trạng chướng bụng khi mới mang thai. Ngoài ra, thói quen không tập thể dục thường xuyên cũng khiến khí dư bị tích tụ, làm nhiều mẹ bầu khó chịu do đầy hơi chướng bụng.
Lý do mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai
Cách giảm tình trạng chướng bụng dưới đầy hơi khi mang thai
Có thể thấy vấn đề chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai gây nên sự mệt mỏi, căng thẳng trong suốt thời gian này. Vì vậy, để làm giảm tình trạng trên thì bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Nên ăn chậm, nhai kỹ.
- Hạn chế các loại đồ uống có gas hay đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Tránh các loại thực phẩm dễ làm đầy hơi như bông cải xanh hay bắp cải.
- Thay vì ăn 3 bữa, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nhưng đừng quên uống nhiều nước.
- Có thói quen tập thể dục thường xuyên, vừa sức mình.
- Hạn chế mặc những loại quần áo bó sát vùng eo.
Mẹ bầu nên luyện tập thể dục thường xuyên nhưng vừa sức
Tóm lại, “Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?” thì câu trả lời là có nhưng không hoàn toàn chắc chắn. Vì thế, các nàng nên theo dõi và kiểm tra thêm các triệu chứng khác hoặc sử dụng que thử thai, khám bác sĩ để quá trình chăm sóc thai nhi được tốt hơn!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.