Thắt ống dẫn tinh là phương pháp triệt sản mang lại hiệu quả cao và an toàn đối với nam giới. Tuy nhiên, thắt ống dẫn tinh là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Ống dẫn tinh là một phần quan trọng trong bộ phận sinh dục của nam giới được cấu tạo bởi các lớp niêm mạc và lớp cơ vòng trong có độ dài từ 30 – 40cm và độ dày chỉ 3mm.
Ống dẫn tinh có chức năng kết nối tinh hoàn, mào tinh và phóng tinh niệu đạo để vận chuyển tinh trùng khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó ống dẫn tinh cũng là nơi để lưu trữ một phần tinh trùng dự trữ từ mào tinh.
Thắt ống dẫn tinh là thủ thuật y khoa được coi là một cách tránh thai có hiệu quả cao và an toàn. Khi thực hiện thủ thuật này ống dẫn tinh của nam giới sẽ được cắt và thắt lại nhằm để tinh trùng không được dẫn ra ngoài khi xuất tinh.
Thắt ống dẫn tinh là quyết định phổ biến của nam giới hiện nay nhằm giúp cho phụ nữ có thể thoải mái trong việc quan hệ tình dục mà không cần sử dụng các biện pháp tránh thai khác như uống thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai, mang bao cao su,…
Triệu chứng
Ưu điểm của thắt ống dẫn tinh:
Theo các chuyên gia, thắt ống dẫn tinh ở đàn ông được khẳng định là an toàn, với nhiều ưu điểm không chỉ cho nam giới mà cho cả người bạn đời. Cụ thể bao gồm:
- Tỷ lệ tránh thai thành công cao, trên 99,5%, tác dụng lâu dài đến vĩnh viễn.
- An toàn, không làm thay đổi nồng độ hormone sinh dục testosterone, không mất khoái cảm tình dục
- Không ảnh hưởng tới chức năng tình dục và khả năng xuất tinh
- So với phương pháp thắt ống dẫn trứng ở phụ nữ, thủ thuật này ít xâm hại tới cơ thể, ít tốn kém và không mất nhiều thời gian.
- Cùng với đó nam giới hồi phục khá nhanh
Nhược điểm của phương pháp thắt ống dẫn tinh:
Bên cạnh ưu điểm, phương pháp triệt sản nam thắt ống dẫn tinh cũng có một số hạn chế nhất định như:
- Nhiều người mong muốn chỉ thắt ống dẫn tinh tạm thời hoặc đặt câu hỏi liệu thắt ống dẫn tinh có tháo được không thì đây là phương pháp triệt sản vĩnh viễn, khó để nối hay tháo ra được.
- Không thể tránh được việc mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật, sẽ xuất hiện một số biến chứng có thể gặp ở nam giới như: chảy máu trong bìu hoặc xuất hiện cục máu đông, có máu trong tinh dịch, nhiễm trùng vùng thủ thuật, đau vùng chậu, sưng hoặc bầm tím vùng bìu. Các biến chứng xuất hiện muộn có thể kể đến như: đau kéo dài đến khoảng 1 năm (chiếm 1-2%), u hạt tinh trùng,…
Nguyên nhân cần thực hiện thắt ống dẫn tinh
Vì là thủ thuật triệt sản vĩnh viễn nên cả 2 vợ chồng cần suy nghĩ, cân nhắc trước khi thực hiện. Bạn nên chọn thắt ống dẫn tinh nếu:
- Cả 2 vợ chồng đã có đủ con như mong muốn, không có ý định sinh thêm con.
- Vợ hoặc chồng không muốn sinh con do mắc bệnh di truyền có thể ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.
- Vợ của bạn bị dị ứng với thuốc tránh thai hoặc không thể áp dụng được các biện pháp tránh thai.
- Người chồng hoàn toàn chủ động chọn thủ thuật này để san sẻ với vợ trong việc tránh thai an toàn.
- Đã hiểu rõ và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Đối tượng nguy cơ không nên thắt ống dẫn tinh
Một số đối tượng không nên thắt ống dẫn tinh vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ tiềm ẩn:
- Bạn bị rối loạn đông máu.
- Bạn bị đau tinh hoàn mãn tính.
- Bạn bị rối loạn chức năng tình dục.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bìu như ứ nước màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch, viêm nhiễm mạn tính….
- Xuất hiện bất thường ở thừng tinh.
Chẩn đoán
Chẩn đoán để tiến hành thắt ống dẫn tinh:
Bác sĩ tư vấn:
- Trong quy trình thắt ống dẫn tinh thì bước tư vấn của bác sĩ là bước rất quan trọng để giúp nam giới có thể hiểu rõ về thủ thuật này. Đồng thời đây cũng là thời gian để họ có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất về quyết định quan trọng này của mình.
- Dựa trên những mong muốn cũng như tình hình sức khỏe của họ thì bác sĩ sẽ kiểm tra, phân tích cũng như tư vấn cho họ phương án tốt nhất. Mặc dù đây là thủ thuật đơn giản nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nam giới cũng như đời sống sinh hoạt sau này của họ.
Khám tiền thủ thuật:
- Khám tiền thủ thuật giúp bác sĩ có thể đánh giá và đưa ra phác đồ thực hiện thủ thuật phù hợp, an toàn nhất cho mỗi người. Ngoài khám tình trạng của bộ phận sinh dục nam thì bác sĩ còn đánh giá về khả năng đáp ứng thuốc tê, tình trạng sức khỏe, tinh thần.
- Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe hoặc tinh thần của người nam chưa ổn định thì bác sĩ có thể chỉ định tạm hoãn thực hiện thủ thuật này để đảm bảo tốt nhất cho họ.
Phòng ngừa bệnh
Sau khi thắt ống dẫn tinh các bạn nên tham khảo một số biện pháp phòng ngừa sau:
Bạn cần thực hiện y lời bác sĩ dặn về việc nghỉ ngơi, uống thuốc và vệ sinh vùng bìu.
- Sau cắt và thắt ống dẫn tinh thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh hoặc dùng thêm giảm đau.
- Các dấu hiệu sưng tấy, đau liên tục hoặc nhiễm khuẩn và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Là một thủ thuật đơn giản không gây đau đớn nhưng nam giới vẫn có cảm giác khó chịu, khó đi tiểu hoặc đau vùng bìu nếu đã hết thuốc tê.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ.
- Tránh tắm hoặc bơi lội trong vài tuần đầu.
- Hạn chế nâng vật nặng, chạy bộ, đi xe đạp hoặc tham gia những hoạt động gắng sức khác trong tuần đầu tiên.
- Nhẹ nhàng với bìu, tránh để cọ xát.
- Có thể bắt đầu quan hệ tình dục sau 1 tuần thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên nên áp dụng hình thức tránh thai khác cho tới khi số lượng tinh trùng trong tinh dịch không còn. Thông thường, theo phân tích thì thời gian kéo dài khoảng 2 tới 3 tháng.
Điều trị như thế nào?
Tiến hành thủ thuật:
- Sau khi người nam đã xác nhận về việc đồng ý thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vùng bìu của bệnh nhân.
- Tại vùng bìu, bác sĩ sẽ tiến hành rạch vết nhỏ để có thể tiếp cận ống dẫn tinh.
- Bác sĩ đánh giá tình trạng của ống dẫn tinh để quyết định vị trí cắt và thắt ống dẫn tinh an toàn nhất.
- Tiến hành thực hiện cắt ống dẫn tinh và thắt lại.
- Khâu vết cắt và xử lý sát khuẩn, băng vùng bìu để tránh nhiễm trùng vết thương.
- Người bệnh sẽ được theo dõi sức khỏe trong vòng 30 phút sau khi thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.