Viêm quai bị là gì?
Viêm quai bị là một bệnh nhiễm virus cấp tính do virus Paramyxovirus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, đặc biệt là tuyến mang tai. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Triệu chứng chính của viêm quai bị bao gồm sưng đau một hoặc cả hai bên tuyến mang tai, sốt, mệt mỏi, đau họng và đau cơ. Đôi khi, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tụy và viêm tinh hoàn (ở nam giới) hoặc viêm buồng trứng (ở nữ giới).
Nguyên nhân viêm quai bị
Nguyên nhân chính của viêm quai bị là do virus Paramyxovirus lây lan qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi hoặc họng của người bệnh hoặc qua các bề mặt bị nhiễm virus. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong môi trường đông người như trường học, nhà trẻ hoặc các khu vực công cộng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai là gì?
Viêm tuyến nước bọt mang tai là một tình trạng viêm nhiễm ở tuyến nước bọt, có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Viêm tuyến nước bọt mang tai thường không đặc hiệu và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ tuyến nước bọt nào trong cơ thể, bao gồm tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm.
Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt:
- Viêm tuyến nước bọt phổ biến nhất là do vi-rút (Virus quai bị, HIV, Coxsackievirus, Parainfluenza loại 1 và 2, Virus herpes, virus cúm A ). Ngoài ra, viêm tuyến nước bọt có thể xảy ra do vi khuẩn hoặc nấm. Vi khuẩn thường gây viêm tuyến nước bọt là Staphylococcus aureus gây ra, các loại vi khuẩn khác bao gồm vi khuẩn liên cầu, vi khuẩn Coliform.
- Nhiễm trùng tuyến nước bọt thường bắt đầu bằng sự giảm lưu lượng nước bọt hoặc tắc nghẽn trong tuyến. Sự tắc nghẽn có thể tạo điều kiện cho các loại vi trùng xâm nhập và sinh sôi gây viêm tại chỗ.
- Khi bị viêm, các tuyến nước bọt có xu hướng tiết ít nước bọt hơn hoặc gây ra tình trạng tích tụ dịch tiết trong ống tuyến. Điều này lại tiếp tục làm gia tăng nồng độ vi khuẩn hoặc virus trong nước bọt.
- Tình trạng tắc nghẽn tuyến nước bọt có thể do các yếu tố như: Sỏi tuyến nước bọt; ống nước bọt bị gấp khúc; khối u; các tuyến nước bọt hình thành bất thường, sẹo hẹp ống tuyến.
- Tình trạng giảm tuyến nước bọt lại thường xuất phát từ các yếu tố: Tuổi tác từ 50-60 tuổi; người vừa trải qua phẫu thuật; xạ trị trong miệng; mắc bệnh Sjögren; mắc chứng khô miệng, mất nước; mắc chứng rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu; dùng thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn thần kinh và các loại thuốc khác điều trị tâm thần khác; suy thận; thở bằng miệng khi ngủ, căng thẳng, nấm miệng, đái tháo đường,…
Phân biệt viêm quai bị và viêm tuyến nước bọt mang tai
Nguyên nhân mắc bệnh
Viêm quai bị | Viêm tuyến nước bọt mang tai |
Do virus Paramyxovirus gây ra | Do vi khuẩn (chủ yếu là Staphylococcus aureus), virus khác (không phải virus Paramyxovirus) hoặc nấm. |
Triệu chứng mắc bệnh
Viêm quai bị | Viêm tuyến nước bọt mang tai |
Sốt, đau mỏi người, đau cơ;
Mệt mỏi và chán ăn; Buồn nôn, nôn; Sưng đau tuyến nước bọt, má, cổ hoặc hàm; Một số bệnh nhân có sưng các hạch khác hư tinh hoàn… |
Viêm sưng gây biến dạng mặt như mặt phình to, cổ bạnh và cằm xệ.
Da vùng tuyến mang tai: Có thể căng cứng, bóng nhưng thường không đỏ, sờ nóng đau; nếu viêm tuyến nước bọt do virus thì khi ấn vào không thấy lõm; nếu viêm do vi khuẩn thì đỏ da và ấn vào có thể lõm Nước bọt: Giảm, ít và quánh. Lỗ ống Stenon: Nếu viêm do vi khuẩn, lỗ ống Stenon sẽ thấy viêm đỏ hoặc/và có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến. Góc hàm: Sưng to do tuyến nước bọt mang tai |
Biến chứng của bệnh
Viêm quai bị | Viêm tuyến nước bọt mang tai |
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Viêm buồng trứng Nhồi máu phổi Viêm tụy Viêm màng não |
Áp xe tuyến nước bọt
Phì đại tuyến nước bọt Tắc nghẽn đường thở |
Cách điều trị
Viêm quai bị | Viêm tuyến nước bọt mang tai |
Chủ yếu điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, uống đủ nước, hạ sốt và giảm đau. Phòng ngừa bằng vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella). | Điều trị nguyên nhân gây viêm, có thể dùng kháng sinh nếu do vi khuẩn, dùng thuốc kháng viêm và giảm đau. |
Viêm quai bị và viêm tuyến nước bọt mang tai là hai tình trạng viêm nhiễm liên quan đến tuyến nước bọt nhưng có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai bệnh này giúp bạn dễ dàng nhận biết và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tuyến nước bọt, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc duy trì thói quen vệ sinh cá nhân tốt và tiêm phòng vaccine đầy đủ là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh này. Chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.