Phù não là tình trạng xảy ra khi dịch tích tụ xung quanh tổ chức não, gây gia tăng áp lực nội sọ. Phù não hay còn được gọi cách khác dưới cái tên biến chứng mà nó gây ra là tăng áp lực nội sọ.
Tổng quan về bệnh phù não
Phù não là một bệnh lý có thể xuất hiện ở những vị trí đặc biệt của não hoặc bị phù toàn bộ não. Tình trạng này sẽ tùy thuộc vào những nguyên nhân gây bệnh. Phù não sẽ tạo ra những áp lực lớn ở bên trong hộp sọ, khiến cho quá trình cung cấp máu lên não bị hạn chế. Các áp lực có thể sẽ bị gia tăng và gây chèn ép các mạch máu nuôi não và làm cho máu không lên được bộ não. Từ đó, nguồn cung oxy cho những tế bào não cũng sẽ bị hạn chế.
Tình trạng thiếu oxy có thể khiến cho các tế bào não bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn là có thể gây chết não. Bên cạnh đó, tình trạng não bị phù cũng làm cho quá trình lưu thông các dịch não tủy bị gián đoạn và khiến cho não phù thêm nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh phù não có thể dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh thần kinh khác, khiến việc phát hiện, chẩn đoán có phần khó khăn và khiến người bệnh đôi khi chủ quan với các triệu chứng này. Thông thường tình trạng phù não xuất hiện với các triệu chứng đột ngột như:
- Đau đầu, cổ
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chóng mặt
- Mất trí nhớ, ý thức
- Khó nói, khó di chuyển
- Co giật
- Mất thị lực
Các triệu chứng của bệnh phù não có thể thay đổi mức độ biểu hiện và nghiêm trọng tùy vào tình trạng và nguyên nhân chủ yếu gây phù não.
Nguyên nhân
Tăng áp lực nội sọ liên quan đến bệnh phù não có thể do một trong các nguyên nhân sau đây, bao gồm:
- Chấn thương sọ não: Là một chấn thương cấp tính như do ngã hoặc tai nạn xe cộ.
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Xảy ra khi huyết khối trong mạch máu não hạn chế lưu lượng oxy đến não. Thiếu oxy có thể làm tổn thương các tế bào não và gây phù và tăng áp lực.
- Khối u não: Một khối u não có thể chèn ép vào các khu vực khác của não. Một vài khối u não nằm gần các lỗ thoát dịch não tủy, khi phát triển to ra sẽ che lấp các lỗ này gây tăng áp lực nội sọ dẫn đến phù não
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây phù não. Ví dụ viêm não là một bệnh nhiễm trùng gây viêm trong não và kết quả là áp lực nội sọ tăng cao.
- Xuất huyết não: Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ xuất huyết gây ra viêm và tăng áp lực nội sọ.
- Độ cao: Phù não cũng có thể xảy ra trên độ cao khoảng 4.000 mét.
- Các nguyên nhân khác: Lạm dụng các chất kích thích, ngộ độc khí CO, nhiễm độc từ vết cắn của một vài loại động vật, bò sát hay các động vật dưới nước có độc,…
Đối tượng nguy cơ
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ phù não. Tuy nhiên nguy cơ cao ở những đối tượng sau:
- Người bị chấn thương sọ não.
- Người từng bị đột quỵ.
- Người có khối u trong não.
- Người lạm dụng các chất kích thích
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán phù não có thể gặp khó khăn do có nhiều nguyên nhân gây phù não. Ngoài ra, dấu hiệu phù não còn dễ thay đổi tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ngoài việc khám lâm sàng và đánh giá những triệu chứng được người bệnh cung cấp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một hay nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định bệnh. Cụ thể như sau:
- Chụp CT não: Hình chụp CT sọ não cho phép phát hiện vùng não đang bị phù. Qua đó, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh bằng cách đánh giá những tổn thương cấu trúc não, mức độ giãn não thất, khối u não hoặc khối u di căn…
- Chụp CT mạch não (CTA): Đây là kỹ thuật chụp CT có dùng thuốc nhuộm nhằm quan sát rõ hơn các mạch máu và mô não.
- Chụp MRI sọ não: Phương pháp chụp MRI ít được ứng dụng trong chẩn đoán cấp cứu. Thế nhưng hình ảnh chụp MRI mang đến giá trị cao, giúp phát hiện sớm những tổn thương não dù là rất nhỏ, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán xác định các tình trạng khác nhau ở não, trong đó có phù não.
- Đo áp lực nội sọ: Nếu nghi ngờ phù não, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện đo áp lực nội sọ thông qua kỹ thuật đặt catheter vào trong não thất bên hoặc tiến hành siêu âm xuyên sọ. Nếu chỉ số áp lực nội sọ > 20cm H2O cho thấy có tình trạng tăng áp lực nội sọ.
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm công thức, sinh hóa máu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng mất cân bằng nước và các chất điện giải. Vấn đề này có liên quan mật thiết đến mức độ gia tăng áp lực nội sọ, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chứng phù não.
- Chọc dò ống sống thắt lưng: Đây là thủ thuật xét nghiệm dịch não tủy giúp tìm ra những dấu hiệu bất thường có liên quan đến các tổn thương gây phù não.
Ngoài việc chẩn đoán xác định, bác sĩ cũng kết hợp chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý khác có triệu chứng tương tự nhằm phục vụ cho công tác chữa trị, cụ thể như sau:
- Những bệnh lý thần kinh bao gồm:
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như áp xe não, viêm màng não, viêm não…
- Tai biến mạch máu não như dị dạng mạch máu não, xuất huyết não, lên cơn nhồi máu não.
- Chấn thương sọ não kín.
- Nhiễm sán não, lao màng não hoặc bệnh Toxoplasma…
- Những bệnh lý không thần kinh:
- Nhiễm độc.
- Hôn mê sâu do bị đái tháo đường nhiễm toan.
- Rối loạn chuyển hóa.
Phòng ngừa bệnh
Để ngăn ngừa chứng phù não, bạn có thể tham khảo áp dụng một số gợi ý dưới đây:
- Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan, đặc biệt là phòng ngừa đột quỵ. Mỗi người nên chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ để hạn chế thấp nhất nguy cơ, tránh phù não do bệnh này gây ra.
- Dùng mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy, chơi những môn thể thao va chạm nhiều hay trong lúc tham gia các hoạt động có nguy cơ bị té ngã, chấn thương đầu.
- Luôn dùng dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô.
- Chữa trị, kiểm soát tốt huyết áp và những bệnh lý tim mạch hiện có.
- Ngừng hoặc tránh hút thuốc.
- Khi đi du lịch lên vùng núi cao, bạn hãy di chuyển từ từ để cơ thể quen dần và có thể tự điều chỉnh theo độ cao.
Điều trị như thế nào?
Bệnh phù não hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời. Các trường hợp phù não do chấn động nhẹ thường có thể chữa trong vòng vài ngày, nhưng đa số ca đều cần thêm biện pháp chuyên môn. Bằng việc kết hợp giữa phẫu thuật và điều trị y tế kịp thời, bệnh nhân sẽ được đảm bảo phục hồi nhanh và an toàn hơn. Các bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp chữa trị để đạt kết quả mong muốn, bao gồm:
- Kê thuốc: Thuốc có thể được dùng để làm giảm đau, chậm phản ứng sưng hoặc giải máu đông.
- Chất dịch IV: Cho thuốc qua dây thần kinh ròng rọc (IV) để tăng huyết áp trong não, đảm bảo máu vẫn tuần hoàn trong não và cơ thể. Biện pháp này cần phải thận trọng, vì thuốc không hợp hoặc quá liều sẽ làm não sưng nặng hơn.
- Biện pháp oxy: Cung cấp oxy qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để cung cấp thêm oxy cho não.
- Hạ thân nhiệt: Biện pháp này không phổ biến vì sử dụng không đúng cách sẽ không hiệu quả. Giảm thân nhiệt giúp não dần hồi phục nhờ quá trình làm chậm sưng.
- Cắt thông khí: Khoan một lỗ nhỏ để nối 1 ống nhựa vào trong, giúp dịch tủy thoát ra và giảm áp lực não.
- Phẫu thuật: Có thể cắt một phần hộp sọ để giảm áp lực hoặc cắt bỏ nguồn sưng, bao gồm động mạch tĩnh mạch bị tổn hại
Nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.