Nhiễm nấm Histoplasma có thể không gây triệu chứng ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh, song ở người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém thì có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng nặng, biến chứng lâu dài. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Trong các căn nguyên vi sinh vật gây bệnh, vi nấm ngày càng gây bệnh nhiều, trong đó có nấm Histoplasma, có thể gây bệnh cấp tính tại phổi hoặc mạn tính, trường hợp nặng gây bệnh nấm lan tỏa và tổn thương nhiều cơ quan khác như gan, lách, hạch, màng tim, thần kinh trung ương,… biểu hiện lâm sàng đa dạng. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên, trong đó mô bệnh học và nuôi cấy vi nấm là tiêu chuẩn quan trọng. Chỉ định thuốc chống nấm và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và tình trạng miễn dịch vật chủ.
- Nấm Histoplasma capsulatum gồm hai chủng là Histoplasma capsulatum var.capsulatum và Histoplasma capsulatum var.duboisii. Nấm Histoplasma capsulatum var.capsulatum sống hoại sinh trong đất, đặc biệt là đất có lẫn phân chim, phân dơi, đất ở chuồng gà, ở nơi trú đậu của các loài chim cư trú, hang dơi,… Nấm thường xuất hiện trên bề mặt, ít khi tìm thấy ở lớp đất dưới 25cm. Nấm Histoplasma capsulatum var.capsulatum là nguyên nhân gây bệnh thường gặp, chúng gây bệnh ở khắp nơi trên thế giới.
- Trong khi đó, nơi cư trú của nấm Histoplasma capsulatum var.duboisii chưa được xác định rõ, một số nghiên cứu cho rằng chúng cũng sống hoại sinh trong đất. Các bệnh do nấm Histoplasma capsulatum var.duboisii gây ra thường chỉ xuất hiện ở Châu Phi. Ở dạng men, nấm Histoplasma capsulatum var.capsulatum có đường kính từ 2-4 µm, nấm Histoplasma capsulatum var.duboisii có đường kính lớn hơn từ 7-15 µm.
Triệu chứng
Tùy vào từng loại nấm Histoplasma mà có triệu chứng khác nhau.
Bệnh nhân nhiễm nấm Histoplasma capsulatum var.capsulatum:
Khoảng 95% các bệnh nhân nhiễm nấm Histoplasma capsulatum var.capsulatum không có triệu chứng hoặc các triệu chứng thường nhẹ, thoáng qua, ở số ít bệnh nhân còn lại vi nấm Histoplasma sẽ gây nhiễm trùng phổi gây viêm phổi cấp tính, viêm phổi mạn tính, tổn thương ở mắt, ở da – niêm mạc hoặc thể nhiễm nấm lan tỏa ở nhiều cơ quan.
- Viêm phổi cấp tính: phần lớn không có triệu chứng, một số trường hợp có sốt, ho, có đờm, đau xương ức, đau đầu, mệt mỏi. Chụp phim X-quang có thể thấy xuất hiện các hạch rốn phổi ở một hoặc hai bên phổi đồng thời có các nốt trắng rải rác hai bên lá phổi.
- Viêm phổi mạn tính: bệnh nhân thường ho có đờm, ho ra máu, sốt, mệt mỏi, giảm cân, có thể xuất hiện các triệu chứng của khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính như ho vào buổi sáng, khó thở khi gắng sức, giảm chức năng thông khí phổi,…
- Nhiễm Histoplasma ở mắt: khi vi nấm Histoplasma đi chuyển từ phổi lên mắt sẽ gây ra hội chứng được gọi là Histoplasmosis mắt. Đây là một nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến ở người từ 20-40 tuổi ở Hoa Kỳ. Thời gian đầu bị nhiễm nấm, bệnh thường không có triệu chứng nhưng theo thời gian, người bệnh sẽ có những thay đổi về thị lực như xuất hiện những đường lượn sóng, những điểm mù,…
- Tổn thương da – niêm mạc: trên da xuất hiện các vết loét có vảy tiết kèm theo sưng hạch, thường không đau, không ngứa, các tổn thương khu trú tại chỗ và có thể tự khỏi. Trên niêm mạc môi miệng, thanh quản, vùng sinh dục xuất hiện các thương tổn dạng lá u hạt hay các vết lớt.
- Thể nhiễm nấm lan tỏa: đây là một tình trạng bệnh hiếm gặp, tiên lượng nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan và dễ dẫn đến tử vong. Các đối tượng thường mắc bệnh là người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, trẻ nhỏ. Bệnh nhân sẽ sốt, mệt mỏi, tổn thương xuất hiện ở phổi, gan, lá lách, các hạch bạch huyết, da, niêm mạc, màng não, màng trong tim, hệ tiêu hóa,…
Bệnh nhân nhiễm nấm Histoplasma var.duboisii:
Người bệnh thường bị tổn thương da, niêm mạc, xương, hạch bạch huyết, ít khi gặp thể nhiễm nấm lan tỏa. Các thương tổn gây ra do nấm không thể tự khỏi mà phải cần điều trị.
Nguyên nhân
Bệnh nhiễm nấm Histoplasma do nấm Histoplasma capsulatum gây ra. Khi con người hít thở không khí có chứa vi nấm này nó có thể vào trong phổi nhưng không lây nhiễm từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm Histoplasma như:
- Người thường xuyên chăm sóc gia cầm, thú; làm nghề xây dựng; nông dân; nhà thám hiểm các hang động;…
- Người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, hóa trị, bị HIV/AIDS, sử dụng corticosteroid, sử dụng chất ức chế TNF,…
Chẩn đoán
Một số phương pháp dùng để chẩn đoán nhiễm nấm Histoplasma là:
- Mô bệnh học và nuôi cấy
- Xét nghiệm huyết thanh học
- Xét nghiệm kháng nguyên
Các chỉ số nghi ngờ nhiễm Histoplasma phải cao vì các triệu chứng là không đặc hiệu.
Chụp X-quang ngực cần được thực hiện và có thể cho thấy những điều sau:
- Trong nhiễm trùng cấp tính: Bình thường hoặc một mô hình nốt hoặc mô lan tỏa.
- Trong bệnh histoplasmosis phổi mạn tính: Tổn thương khoang ở hầu hết bệnh nhân.
- Trong thể bệnh lan tỏa tiến triển: Bệnh hạch rốn phổi có thâm nhiễm dạng nốt lan tỏa ở khoảng 50% số bệnh nhân.
Dịch rửa phế quản phế nang hoặc sinh thiết mô là cần thiết để lấy bệnh phẩm chẩn đoán; xét nghiệm huyết thanh và cấy nước tiểu, máu, đờm cũng được thực hiện. Vì nuôi cấy Histoplasma có thể gây nguy hiểm sinh học nghiêm trọng cho nhân viên phòng thí nghiệm nên phòng thí nghiệm cần được thông báo về chẩn đoán nghi ngờ.
Mô bệnh học hiển vi có thể gợi ý chẩn đoán một cách mạnh mẽ, đặc biệt ở những bệnh nhân bị AIDS và các bệnh nhiễm trùng sâu rộng; ở những bệnh nhân như vậy, có thể thấy nấm men nội bào trong máu ngoại vi nhuộm Wright hoặc Giemsa hoặc các mẫu bệnh phẩm có áo choàng trắng. Cấy nấm xác nhận chẩn đoán bệnh histoplasmosis. Phương pháp quay ly tâm ly giải hoặc nuôi cấy lớp đệm giúp cải thiện khả năng ông tốt giúp cải thiện sản lượng từ mẫu máu. Các xét nghiệm DNA có thể nhanh chóng xác định được nấm khi phát triển trong phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm tìm kháng nguyên H. capsulatum nhạy và đặc hiệu, đặc biệt khi xét nghiệm đồng thời các mẫu huyết thanh và nước tiểu; Kháng nguyên histoplasma hiện diện trong huyết thanh ở 80% số bệnh nhân mắc bệnh nấm Histoplasma lan tỏa và có trong nước tiểu ở > 90% số bệnh nhân này. Tuy nhiên, phản ứng chéo với các loại nấm khác (Coccidioides immitis, Blastomyces dermatitidis, Paracoccidioides brasiliensis và Penicillium marneffei) đã được ghi nhận.
Phòng ngừa bệnh
Thực hiện các thói quen sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm nấm Histoplasma:
- Tránh tiếp xúc với các khu vực đất đai có nguy cơ chứa vi nấm Histoplasma, nếu như đặc thù công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ.
- Ngưng hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng nguy cơ lắng đọng các bào tử nấm.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, dinh dưỡng tốt, tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
- Khám sức khỏe theo định kỳ, sử dụng các thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được ngưng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng sinh, kháng nấm kể cả khi các triệu chứng đã cải thiện. Hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp.
- Chích ngừa vắc xin cúm hàng năm.
Điều trị như thế nào?
Nếu nhiễm nấm Histoplasma chỉ gây nhiễm trùng nhẹ hoặc không gây triệu chứng ở người khỏe mạnh thì việc điều trị là không cần thiết. Triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi nhanh chóng mà không cần điều trị, song vẫn có trường hợp bệnh kéo dài và nấm phát triển gây những tổn thương nặng lâu phục hồi hơn. Lúc này, việc điều trị bằng thuốc kháng nấm sẽ có tác dụng tốt.
- Với người khỏe mạnh, chỉ cần sử dụng thuốc kháng nấm sau khi khỏi triệu chứng tối đa 1 năm. Tuy nhiên ở người có hệ miễn dịch yếu, họ phải điều trị suốt đời bằng thuốc kháng nấm để ngừa nguy cơ biến chứng.
- Cần lưu ý trong điều trị thuốc kháng nấm với bệnh nhiễm nấm Histoplasma nói riêng và các bệnh nấm khác nói chung là cần điều trị lâu dài, kiên trì đến hết phác đồ. Triệu chứng bệnh có thể được cải thiện rất nhanh, nhưng nếu ngừng thuốc quá sớm, bệnh dễ và nhanh tái phát hơn. Không tuân thủ điều trị còn dễ gây ra các vấn đề sức khỏe khác do thuốc điều trị gây ra.
- Ngoài ra, với bệnh nhân cần điều trị Histoplasma, việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, bỏ các thói quen xấu, ngủ đủ giấc,… có tác dụng tốt trong cải thiện hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn nguy cơ lây nhiễm nấm Histoplasma như: chuồng gà, hang động, các tòa nhà cũ,…
- Nhiễm nấm Histoplasma rất nguy hiểm với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch,… do biến chứng bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần sớm tới khám tại cơ sở y tế uy tín và điều trị sớm, khắc phục kịp thời tình trạng bệnh.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về nhiễm nấm Histoplasma.