Trong quá trình trứng thụ tinh sẽ sinh ra tế bào, khi đó một phần tế bào phát triển thành thai nhi, phần còn lại sẽ phát triển thành nhau thai. Vậy, nhau thai là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản đây là bộ phận rất quan trọng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng khi bé còn trong bụng mẹ. Do đó, việc hiểu rõ về nhau thai sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc em bé đang trong giai đoạn thai kỳ tốt hơn.
Nhau thai là gì?
Nhau thai là bộ phận gắn liền với thai nhi từ lúc hình thành đến khi em bé ra đời. Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ kết nối giữa bào tử đang phát triển với thành tử cung và có nhiệm vụ là trao đổi, cung cấp các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Đồng thời, chúng còn bảo vệ thai nhi trong giai đoạn mang thai cũng như tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Vậy, nhau thai nhóm 3 là gì? Nhau thai nhóm 3 chính là nhau bám thấp hay còn gọi là nhau tiền đạo. Phần lớn khi thai nhi được trên 20 tuần tuổi mới xác định được nhau thai bám trước nhóm 3. Nhìn chung, khi phụ nữ gặp trường hợp nhau thai bám trước nhóm 1, 2 hay 3 thì nên liên hệ với bác sĩ để xem bộ phận này có gây rủi ro gì đối với sức khỏe bé không.
Nhau thai là gì?
Độ trưởng thành của nhau thai là gì?
Nhiều chị em thắc mắc rằng “Nhau thai độ 2 là gì?” hay “Độ trưởng thành nhau thai là gì?”, thật ra đây chính những sự thay đổi của nhau thai hay quá trình canxi hóa của chúng. Phần lớn từ tuần 12 trở đi thì bộ phận này sẽ có những thay đổi rõ rệt nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.
Độ trưởng thành của nhau thai gồm 4 cấp độ:
- Độ 0: Lúc này, tuổi thai sẽ dưới 28 tuần và có màng ối thẳng và mịn, riêng chất nhau thai tập trung ở một vùng.
- Độ I: Ở giai đoạn độ I thì tuổi thai trung bình là 31 tuần. Khi đó, màng ối vẫn còn mịn, có rung động và được xác định rõ. Với chất nhau thai sẽ được phân tán ngẫu nhiên.
- Độ II: Tuổi thai trung bình ở độ II là 36 tuần, màng ối bắt đầu rạn nứt và dần hoàn chỉnh. Khi phụ nữ đi siêu âm sẽ thấy hồi âm phân tán ngẫu nhiên.
- Độ III: Tuổi thai trung bình ở độ III là 38 tuần, màng ối hoàn chỉnh đồng thời chất nhau thai được phân chia ở các khoang. Đối với giai đoạn này khi siêu âm sẽ thấy vách ngăn của nhau thai có tích tụ canxi, bao quanh các thùy và các khu vực hồi âm ở trung tâm.
Ngoài ra, độ trưởng thành của nhau thai sẽ khác nhau ở từng giai đoạn. Trong trường hợp nhau thai lão hóa gặp ở thai kỳ chậm tăng trưởng hay bị tiền sản giật. Ngược lại, nhau thai trưởng thành chậm có ở phụ nữ bị tiểu đường, chứng không tương đồng ở nhóm máu Rhesus mẹ-con. Đặc biệt, đối với nhau thai dày hơn mức bình thường có liên quan đến bệnh thiếu máu nặng, thể dị bội, u bánh nhau,… Còn nhau thai mỏng thường do gặp vấn đề về thai chậm tăng trưởng hay đa ối nặng.
Độ trưởng thành của nhau thai là quá trình canxi hóa của bộ phận này
Ảnh hưởng của tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm
Sau khi đã tìm hiểu về độ trưởng thành nhau thai là gì, chúng ta có thể hiểu được quá trình canxi hóa của bộ phận này sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Trong đó, nếu nhau thai phát triển quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe mẹ và bé.
Đối với thai kỳ từ tuần 28 – tuần 36
Khi mẹ bầu ở trong giai đoạn thai kỳ từ tuần 28 đến tuần 36 mà gặp trường hợp nhau thai phát triển quá sớm thì cần phải chú ý chặt chẽ hơn. Bởi quá trình canxi hóa của nhau thai diễn ra trước tuần 32 được gọi là canxi hóa bánh nhau sớm, liên quan đến một số biến chứng sau:
- Nhau bong non.
- Em bé bị sinh non.
- Băng huyết sau khi sinh.
- Bé có chỉ số Apgar thấp.
Canxi hóa bánh nhau sớm khiến trẻ bị sinh non
Đối với thai kỳ từ tuần 36 trở đi
Khi thai kỳ chỉ ở tuần 36 nhưng độ trưởng thành của nhau thai đạt cấp độ III thì mẹ bầu dễ bị cao huyết áp, bào thai suy dinh dưỡng hay nặng nhất là khiến thai bị chết lưu do thiếu oxy. Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu ở năm 2018 đã chỉ ra khi phụ nữ có con bị áp lực, stress kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình canxi hóa bánh nhau, làm thay đổi lưu lượng máu đến tử cung, tăng biểu hiện hormone giải phóng cortisol ở nhau thai và não làm gia tăng quá trình trưởng thành sớm của bộ phận này.
Cách giảm thiểu tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm
Không chỉ hiểu về khái niệm nhau thai là gì hay nhau thai độ 2 là gì, bạn cũng cần biết cách để làm giảm thiểu rủi ro canxi hóa bánh nhau thai sớm, bao gồm:
- Luôn tuân thủ và đi khám thai định kỳ.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết về việc chăm sóc bé trong quá trình mang thai.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe tốt trước khi có thai.
- Tìm hiểu những vấn đề hay rủi ro gây ảnh hưởng đến thai nhi để bảo vệ bé thật tốt.
- Mẹ bầu không nên dùng các chất kích thích, như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…
Mẹ bầu không nên dùng chất kích thích khi trong giai đoạn thai kỳ
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ tổng quát về khái niệm nhau thai là gì cùng với một số vấn đề liên quan đến độ trưởng thành của nhau thai. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các chị em phụ nữ trong quá trình mang thai có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa và bảo vệ thai nhi trước khi bé chào đời nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.