Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất kỳ ai do tác động và xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh. Bệnh cũng rất dễ tái phát do một số yếu tố như vệ sinh tai sai cách, môi trường không đảm bảo vệ sinh,… Chúng ta cùng tìm hiểu bài dưới đây để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của lối sống đến nguy cơ mắc viêm tai giữa nhé.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là loại bệnh lý viêm nhiễm tai giữa có thể gặp ở mọi lứa tuổi gồm ba loại chính là viêm tai giữa mạn tính, cấp tính, viêm tai giữa có tràn dịch. Do trong tai giữa xuất hiện các loại vi khuẩn hoặc bị tác động từ các yếu tố ngoài môi trường. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm đối với não.
Cấu tạo tai của con người được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phía bên trong tai còn có một ống nối tai giữa với cổ họng, được biết đến với tên gọi là vòi nhĩ hay ống eustache. Vòi nhĩ thực hiện các chức năng:
- Tai giữa với chức năng thông hơi giúp cân bằng áp suất không khí ở trong và ngoài tai. Khi bị viêm tai giữa người bệnh thường mất đi sự thăng bằng này và được biểu hiện ra ngoài là hiện tượng hay nghiêng đầu sang một bên. Điều này càng được thấy rõ khi trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa;
- Bảo vệ và ngăn chặn dịch từ mũi và họng chảy vào tai giữa và tránh áp lực âm thanh dồn vào tai;
- Vùng tai giữa sẽ xử lý làm tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.
Các loại viêm tai giữa:
- Viêm tai giữa cấp: Tai giữa khi bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, lâu ngày tiến triển thành viêm tai giữa cấp. Bệnh làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ;
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Đây là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không gây nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Đối với dạng viêm tai giữa này, người bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa từ lối sống hằng ngày
Chắc chắn rất nhiều bạn thắc mắc về nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm tai giữa ở người lớn tuổi. Không giống như trẻ em, yếu tố khiến người trưởng thành bị viêm tai giữa là do ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết.
Thông thường, người chuyển từ khu vực có thời tiết mát mẻ sang vùng khí hậu lạnh có nguy cơ mắc bệnh về viêm tai rất cao. Sự thay đổi đột ngột về độ cao cũng là một yếu tố làm gia tăng khả năng bị viêm nhiễm mà bạn không nên chủ quan mà bỏ qua.
Bên cạnh đó, môi trường bị ô nhiễm không khí cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ở người lớn. Người trưởng thành vừa mới bị nhiễm trùng tai nên cẩn trọng, chú ý chăm sóc và vệ sinh tai sạch sẽ để hạn chế tối đau nguy cơ gây viêm nhiễm ở khu vực phía sau màng nhĩ.
Nguyên nhân bị viêm tai giữa có thể là do thời tiết, khí hậu
Lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa
Để phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả, đối với mỗi nhóm độ tuổi lại có những lưu ý khác nhau:
Đối với người lớn
- Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;
- Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi);
- Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm.
Đối với trẻ nhỏ
- Vệ sinh tay sạch sẽ;
- Đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời điểm;
- Cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn;
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá.
Phòng tránh bị viêm tai giữa khi đi bơi
Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp các bạn hiểu hơn về viêm tai giữa và cách phòng viêm tai giữa.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.