Hành tây là một nguyên liệu không còn xa lạ với nhiều người bởi nó có thể được sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon trong các bữa ăn. Vậy, hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có thể trả lời các câu hỏi nói trên nhé.
Hành tây là được sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon trong các bữa ăn
Giá trị dinh dưỡng có trong hành tây
Hành tây thuộc họ hành, là một loại thực phẩm quen thuộc có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
Theo đó, hành tây còn giàu vitamin, khoáng chất và có lượng calo thấp. Bằng việc tiêu thụ hành tây, bạn có thể bổ sung một lượng đáng kể khoáng chất, chất xơ và vitamin cho cơ thể. Đặc biệt hơn, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C và đồng thời cũng giàu vitamin B, gồm có folate và pyridoxine.
Ngoài ra, trong hành tây còn có sự hiện diện của một khoáng chất mà hiện nay nhiều người đang thiếu là kali. Song song, hợp chất lưu huỳnh hữu cơ và cũng không thể bỏ qua hàm lượng quercetin có chứa trong loại thực phẩm này.
Ăn hành tây sống hay chín tốt hơn?
Cho dù sử dụng hành chín hay sống đều sẽ mang lại hiệu quả tương tự. Tuy vậy, hành sống có lượng lưu huỳnh hữu cơ cao hơn, do đó mà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Hành tây sau khi nấu chín sẽ có nguồn chất xơ và đồng cao. Chất xơ sẽ giúp hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa trong khi đồng có thể hỗ trợ các hoạt động của não.
Hơn nữa, hành ngâm cũng sẽ mang lại một số lợi ích nhất định. Tuy vậy, phần thịt bên ngoài của củ hành có chứa nồng độ Flavonoid cao. Vì thế, loại bỏ phần thịt ngoài của hành sẽ tốt hơn khi sử dụng.
Hành tây còn giàu vitamin, khoáng chất và có lượng calo thấp
10 tác dụng của hành tây đối với sức khỏe
Trên thực tế, tác dụng của hành tây đối với sức khỏe đã được công nhận từ thời cổ đại. Hành có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng với các hợp chất thực vật mạnh có thể giúp hỗ trợ điều trị đau đầu, lở loét, bệnh tim và giúp tăng cường sức đề kháng.
Theo như các nghiên cứu hiện đại, hành tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hành tây giàu Organosulfur và các Flavonoid có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh tim và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, hành cũng có chứa Thiosulfin giúp làm loãng máu tự nhiên và giúp giảm các nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Quercetin có trong hành còn có thể cung cấp khả năng chống oxy hóa, chống viêm, cải thiện nồng độ Cholesterol và giúp tăng cường sức khỏe của tim, chống lại bệnh tim.
Giúp cải thiện sức khỏe xương
Hành tây có tác dụng gì? Loãng xương là một vấn đề về sức khỏe phổ biến, đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mãn kinh. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa chính.
Theo như các nghiên cứu trên động vật tiết lộ rằng, hành tây giúp bảo vệ chống thoái hóa xương, thậm chí nó có thể làm tăng khối lượng xương. Theo một nghiên cứu lớn ở phụ nữ trên 50 tuổi cho thấy, ăn hành tây thường xuyên có liên quan đến tăng mật độ xương. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, ăn một số loại trái cây, thảo mộc và rau quả, bao gồm cả hành tây, có thể giúp làm giảm mất xương ở phụ nữ mãn kinh.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Hành tây cung cấp chất xơ và prebiotic cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Prebiotic là chất xơ không tiêu hóa, được vi khuẩn đường ruột có lợi sử dụng. Vi khuẩn ăn prebiotic, sản xuất axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường miễn dịch và làm giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Hơn nữa, tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng men vi sinh, cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Hành tây rất giàu prebiotic Inulin và fructooligosaccharides, giúp làm tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột, cải thiện chức năng miễn dịch. Chế độ ăn giàu prebiotic cũng có thể giúp cải thiện hấp thu Canxi và sức khỏe xương.
Hành tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tăng cường mật độ xương
Hành tây có tác dụng gì? Theo nghiên cứu trên phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy việc tiêu thụ 3,4oz (100ml) nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần có thể cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa. Nghiên cứu khác cho thấy ăn hành tây ít nhất một lần/ngày có thể giúp tăng mật độ xương tổng thể cao hơn 5% so với những người ăn chúng ít hơn. Hơn nữa, hành tây còn giảm nguy cơ gãy xương hông và có khả năng ngăn ngừa loãng xương. Hành được tin là giúp giảm stress oxy hóa và tăng mức độ chống oxy hóa để giảm mất xương.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Các chất chống oxy hóa có trong hành tây có thể giúp liên kết với các chất độc hại trong não và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Các hợp chất lưu huỳnh cũng sẽ giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ do lão hóa, cải thiện tình trạng hay chóng mặt, động kinh, đau nửa đầu.
Tuy vậy, một phần công dụng của hành tây có thể sẽ bị mất khi nấu chín. Vì vậy, hãy cố gắng ăn hành sống để có thể cải thiện sức khỏe não bộ.
Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào
Tinh chất hành tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B, vitamin C, Kali và chất xơ. Một củ hành trung bình có 44 calo nhưng lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Vitamin C làm tăng cường sức khỏe miễn dịch, giúp sản xuất Collagen, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn hại. Vitamin B và kali đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng thần kinh.
Chống oxy hóa
Ăn hành tây có tác dụng gì? Chất chống oxy hóa là các hợp chất ức chế quá trình oxy hóa, một quá trình dẫn tới tổn thương tế bào và góp phần gây ra các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Hành tây là một nguồn chất chống oxy hóa rất tốt. Thực tế, chúng chứa đến hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau. Đặc biệt hơn, hành đỏ còn có chứa anthocyanins – sắc tố thực vật đặc biệt trong họ flavonoid sẽ giúp cho hành đỏ có màu đậm. Theo nhiều nghiên cứu dân số phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu anthocyanins sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, anthocyanins đã được tìm thấy để bảo vệ chống lại một số loại ung thư và bệnh tiểu đường.
Tốt cho tai và mắt
Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế, nhưng nhiều người tin rằng nhỏ vài giọt nước ép hành tây vào tai có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ giảm đau
Lưu huỳnh có trong hành cũng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mắt. Lưu huỳnh giúp kích thích sản sinh một loại Protein có tên là Glutathione. Hoạt chất này hoạt động tựa như một chất chống bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Hơn thế nữa, hành tây còn có thể được dùng như một loại thuốc nhỏ để chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm giác mạc, viêm bờ mi,… Tuy vậy, trước khi dùng loại nước ép này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để có thể được hướng dẫn cụ thể.
Giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ
Hành tây có chứa Prebiotic có khả năng giúp giảm căng thẳng, chống trầm cảm cũng như cải thiện giấc ngủ.
Khi các vi khuẩn có lợi tiêu thụ Prebiotic sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột, giải phóng các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ giúp tránh các chất, sản phẩm phụ trong hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng não và giấc ngủ.
Hành tây có đặc tính kháng khuẩn
Hành tây còn có tính kháng khuẩn và có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, S. aureus và B. cereus, Pseudomonas aeruginosa,. Chiết xuất từ loại củ này cũng được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Vibrio cholerae. Quercetin – một chất có trong hành tây, cũng được xem là hiệu quả trong việc giảm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, trong đó bao gồm H. pylori và E. coli. Nghiên cứu cũng cho thấy quercetin đã làm hỏng thành cũng như màng tế bào của E. coli và S. aureus.
Chứa các hợp chất chống ung thư
Ăn hành tây có tác dụng gì? Ăn các loại rau thuộc giống Allium như tỏi, hành tây có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như dạ dày, đại trực tràng. Một đánh giá của 26 nghiên cứu đã cho thấy những người tiêu thụ lượng rau allium cao nhất sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn 22% so với những người tiêu thụ ít nhất. Ngoài ra, một đánh giá của 16 nghiên cứu ở 13.333 người đã chứng minh, những người tham gia ăn nhiều hành tây nhất sẽ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng so với người ăn ít nhất. Những đặc tính chống ung thư này còn có liên quan tới các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa flavonoid có trong rau allium. Ngoài ra, hành tây cũng có chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.
Hành tây là loại củ rất giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Một số lưu ý khi ăn hành tây
Ngoài ra, quá trình sử dụng hành tây cũng nên lưu ý một số điều như sau:
- Chỉ nên ăn vào khoảng 30 – 50 gram mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
- Tránh ăn hành tây cùng một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.
- Một số trường hợp các đối tượng như người sinh lý yếu, người bị đau dạ dày, đau mắt đỏ, huyết áp thấp,… cũng nên hạn chế ăn hành tây.
- Nếu gặp bất cứ phản ứng nào sau khi ăn hành tây, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể được hỗ trợ kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời xử trí.
Kết luận: Có thể thấy, hành tây là loại củ rất giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Do đó, bạn có thể lựa chọn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn một cách dễ dàng như một loại nguyên liệu trong các món ăn của mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.