Một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu sự xuất hiện của thai nhi chính là việc ra máu báo thai. Tuy nhiên, nhiều chị em có thai lần đầu thường băn khoăn vấn đề máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết và có kèm theo cơn đau bụng hay không. Sau đây, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu thông tin và những cách giảm đau bụng khi ra máu bào thai nhé!
Máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết?
“Máu báo thai ra bao nhiêu lâu?” là câu hỏi phổ biến của những mẹ bầu có thai lần đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Thông thường, việc ra máu bào thai sẽ diễn ra trong 1 – 2 ngày hoặc thậm chí chỉ vài giờ trong một ngày. Lượng máu thường ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu và không kèm theo cục máu đông.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp máu báo thai kéo dài lên đến 3 ngày thì có thể đó là kinh nguyệt hoặc một số trường hợp khác như: Mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, nhiễm trùng âm đạo,… Khi xuất hiện máu bào thai, mọi người nên lưu ý những điểm sau:
- Theo dõi lượng máu bằng cách ghi chép lại lượng máu, màu sắc, và thời gian ra máu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi đi khám.
- Sử dụng băng vệ sinh, tránh sử dụng tampon vì có thể đẩy máu ngược vào tử cung, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, và tránh quan hệ tình dục trong thời gian ra máu.
Máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết được nhiều mẹ quan tâm
Ra máu báo thai có đau bụng không?
Bên cạnh quan tâm đến việc máu báo thai ra mấy ngày, nhiều mẹ cũng gặp vấn đề về việc đau bụng lâm râm và ra dịch hồng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, ra máu báo thai do chảy máu âm đạo nhẹ xảy ra trong giai đoạn đầu thai kỳ, thường xuất hiện từ 8 đến 10 ngày sau khi thụ thai.
Dấu hiệu này cho thấy phôi thai đã bám vào thành tử cung, tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này. Có thể gây ra cảm giác đau bụng dưới nhẹ, âm ỉ, tương tự như cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, lượng máu ra thường ít, màu nâu hoặc hồng nhạt, có thể xuất hiện từng giọt hoặc vệt trên quần lót.
Cũng có một số trường hợp xuất hiện máu bào thai nhưng không đau bụng, mức độ đau sẽ khác biệt ở mỗi người. Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội, kèm theo sốt, ớn lạnh hoặc ra máu nhiều bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
Mang thai xuất hiện đau bụng lâm râm và ra dịch hồng
Ra máu báo thai có đau lưng không?
Bên cạnh băn khoăn máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết thì nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc không biết ra máu báo thai có đau lưng không? Xâu trả lời là có thể. Khi mới mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi do sự gia tăng nội tiết tố, trong đó có sự gia tăng progesterone. Progesterone làm cho các dây chằng và khớp ở vùng chậu trở nên lỏng lẻo hơn, dẫn đến tình trạng đau lưng dưới.
Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi cũng có thể gây áp lực lên cột sống, dẫn đến đau lưng. Hiện tượng đau lưng khi ra máu báo thai thường nhẹ, chỉ là cảm giác đau nhức hoặc âm ỉ, cơn đau thường không kéo dài và chỉ xuất hiện trong vài ngày.
Mới mang thai phụ nữ có nhiều thay đổi do sự gia tăng nội tiết tố
Cách giảm đau bụng khi ra máu báo thai
Khi bị đau bụng dưới và ra máu báo thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm nhẹ cơn đau bụng của mình:
- Tập thể dục nhẹ: Đi bộ nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho cơ xương chậu và vùng bụng, từ đó giảm bớt cơn đau.
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó làm giảm cơn đau bụng.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc túi đá, chườm lên vùng bụng dưới trong khoảng 15-20 phút mỗi lần.
- Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen với nước ấm cũng có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, bởi các loại thuốc thông thường có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và đi khám ngay lập tức nếu:
- Đau bụng dữ dội, đặc biệt là ở một bên vùng bụng.
- Máu ra nhiều, theo theo những cơn đau nặng.
- Máu chảy ngày càng nhiều.
- Có cục máu đông xuất hiện.
Nếu cảm thấy tình trạng đau bụng dưới nghiêm trọng và kéo dài, nên đến hay các cơ quan y tế, bởi có thể do những trạng như sau:
- Mang thai hóa học (mang thai giả): Xảy ra khi thai không thể sống lâu, dẫn đến sảy thai sớm.
- Thai ngoài tử cung: Tương đối hiếm gặp, xảy ra khi phôi thai bám ngoài tử cung. Triệu chứng thường là đau một bên xương chậu, chóng mặt, đau cổ/vai.
- Sảy thai: Theo thống kê, có khoảng 15% phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai trong 3 tháng đầu.
Một số cách giảm đau bụng khi ra máu báo thai
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết?” cũng như cách giảm tình trạng đau bụng khi ra máu. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý theo dõi lượng máu, màu sắc, thời gian ra máu,… và các dấu hiệu đi kèm như đau bụng, đau lưng,… để có thể phát hiện sớm các vấn đề và chăm sóc thai nhi tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.