Mất kinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý của người bệnh. Mất kinh nguyệt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm yếu tố lối sống và sự mất cân bằng nội tiết tố. Điều quan trọng là cần phải làm sao để nhận biết và điều trị sớm nhất có thể. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này qua bài viết sau.
Tổng quan chung
Mất kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Đây là tình trạng không có kinh nguyệt ở nữ giới. Có thể hiểu rằng mất kinh nguyệt là bao hàm cả tình trạng mất một hoặc nhiều kỳ kinh. Theo đó, tình trạng này được chia thành 2 dạng chính bao gồm:
- Mất kinh nguyệt nguyên phát: Trường hợp người chưa có kinh dù đã 15 tuổi trở lên và đã có các dấu hiệu dậy thì khác nhưng chưa có kinh, được gọi là mất kinh nguyệt nguyên phát.
- Mất kinh nguyệt thứ phát: Đây là tình trạng người đã từng có kinh nhưng bị mất 3 kỳ kinh liên tiếp. Theo đó, mất kinh nguyệt có thể tạm thời hay kéo dài liên tục. Một số rất ít trường hợp có thể vô kinh vĩnh viễn.
Triệu chứng mất kinh nguyệt
Dấu hiệu chính của mất kinh là không có kinh nguyệt một cách bất thường.
Nhiều trường hợp ra máu âm đạo với những tính chất khác. Nhưng do chu chu kỳ kinh vẫn bình thường nhưng nữ giới không nhận ra. Sự chủ quan này dễ dẫn đến nhận biết chậm trễ tình trạng mất kinh nguyệt. Hãy lưu ý khi một lần hành kinh đột ngột có các tính chất sau:
- Thời gian hành kinh đổi khác.
- Lượng máu ra thay đổi đáng kể. Cách so sánh trực quan nhất là số băng vệ sinh cần dùng.
- Tính chất máu: màu sắc, đặc hay loãng, thay đổi…
- Triệu chứng kèm theo khi hành kinh: Đau bụng, đau lưng, tức ngực…
- Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh mà người bệnh còn mắc phải các triệu chứng bất thường khác. Ví dụ như tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường có thể gây tăng cân, mệt mỏi, rụng tóc, da khô, táo bón và nhịp tim chậm.
Một số triệu chứng khác của hiện tượng mất kinh gồm:
- Tiết dịch màu đục như sữa từ núm vú
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Thay đổi thị lực
- Lông mặt mọc quá nhiều
- Đau vùng xương chậu
- Mụn trứng cá.
Nguyên nhân mất kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt phổ biến mà bạn có thể lưu ý như:
- Thai kỳ: Mang thai là nguyên nhân gây vô kinh thường gặp nhất đối với nữ giới trước tuổi mãn kinh. Với những người đang có sinh hoạt tình dục gần đây, đột nhiên trễ kinh là dấu hiệu báo đậu thai có giá trị. Đôi khi nữ giới có thể nhầm lẫn kỳ hành kinh bình thường với tình trạng máu báo thai. Hãy so sánh các tính chất ra máu với những lần hành kinh trước để nhận biết. Nếu nghi ngờ, bạn có thể dùng que thử thai để xác nhận.
- Căng thẳng và các vấn đề tâm lý khác: Khác với suy nghĩ của nhiều người, vấn đề tâm lý thực sự có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng và lo âu có thể thay đổi thời gian hành kinh cùng các triệu chứng kèm theo. Một số trường hợp có thể gây mất kinh nguyệt.
- Các vấn đề về dinh dưỡng và cân nặng
- Suy dinh dưỡng hay mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt. Chế độ ăn kiêng cực đoan hoặc ăn chay không đúng cách kéo dài có thể gây vô kinh. Đây là tình trạng thường gặp khi ép cân không đúng cách hay chứng biếng ăn, rối loạn ăn uống.
- Vấn đề này cũng thường xuyên đi cùng với rối loạn cảm xúc và căng thẳng kéo dài. Vì vậy tác động xấu đến kinh nguyệt càng lớn hơn. Ngược lại, tình trạng thừa cân béo phì cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tần suất và tính chất của chu kỳ kinh nguyệt.
Đối tượng nguy cơ mắc tình trạng mất kinh
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai với các nội tiết tố sẽ thay đổi những tính chất trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường không đáng lo ngại. Khi ngừng sử dụng, hầu hết chị em phụ nữ sẽ hành kinh lại như cũ.
- Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh: Khi bước vào tuổi mãn kinh, những lần hành kinh sẽ dần thay đổi về thời gian và tính chất ra máu. Các kỳ kinh thưa dần cho đến khi mất hẳn. Thời kỳ mãn kinh vốn là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Thông thường phụ nữ sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh trong độ tuổi từ 45 – 55. Có những trường hợp đặc biệt, mãn kinh sớm trước 40 tuổi có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất gây ra tình trạng thưa kinh hoặc mất kinh nguyệt. Người mắc hội chứng này có nguy cơ vô sinh cũng như mắc các bệnh lý khác kèm theo.
- Cho con bú: Nhiều phụ nữ tin rằng cho con bú là một hình thức kiểm soát sinh đẻ, nhưng thực tế không phải vậy. Ngay cả khi bạn không có kinh khi đang cho con bú, bạn vẫn có thể mang thai, vì vậy hãy sử dụng một hình thức ngừa thai khác nếu bạn chưa sẵn sàng cho một đứa con nhỏ nữa.
- Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung đôi khi có thể xảy ra do hình dạng của dụng cụ đặt vòng tránh thai và có thể không khiến bạn cho kết quả dương tính trên que thử thai. Bác sĩ của bạn có thể xác nhận hoặc loại trừ khả năng này bằng cách khám vùng chậu hoặc siêu âm.
Chẩn đoán mất kinh
Thông thường, để chẩn đoán về tình trạng mất kinh, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá nồng độ các hormone trong cơ thể bạn. Prolactin, hormone LH và hormone FSH đều liên quan đến kinh nguyệt. Xác định nồng độ các hormone này có thể giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ nguyên nhân khiến bạn mất kinh.
- Siêu âm: Bác sĩ khảo sát cấu trúc cơ quan của hệ sinh sản của bạn, chẳng hạn như buồng trứng và tử cung và kiểm tra sự phát triển bất thường.
- Chụp CT: Là một loại xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu hơn cho bác sĩ những hình ảnh rõ ràng hơn về cấu trúc hệ sinh sản của bạn. Những hình ảnh này giúp bác sĩ tìm kiếm các khối và khối u trong cơ thể của bạn.
Phòng ngừa bệnh mất kinh
Không có kinh nguyệt có thể được hạn chế nếu bạn lưu ý:
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Nghe theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ
- Giữ cân nặng cân đối và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Không tập thể thao quá sức hoặc không có huấn luyện viên thích hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Điều trị mất kinh như thế nào?
Các phương pháp điều trị mất kinh nguyệt sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng người bệnh. Hầu hết các trường hợp kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi nguyên nhân được điều trị dứt điểm.
Với đa số các trường hợp, hóc môn nội tiết có thể được chỉ định trong điều trị, giúp khôi phục lại chu kỳ kinh bình thường. Trường hợp có khối u hay tắc nghẽn ống dẫn trứng bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật điều trị.
Mỗi nguyên nhân của bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Nếu bạn có các vấn đề bẩm sinh như: tăng sản lượng tuyến thượng thận, suy buồng trứng sớm, và suy tuyến giáp, bác sĩ sẽ kê thuốc đặc trị cho bạn. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bất thường về cấu trúc tử cung, bạn có thể cần phải phẫu thuật.
Vô kinh do hội chứng buồng trứng đa nang cần giảm cân bằng cách ăn kiêng và tập thể dục. Các loại thuốc như metformin trị tiểu đường cũng có thể được chỉ định.
Tóm lại, mất kinh là tình trạng không hiếm ở nhiều phụ nữ, tuy nhiên, ta nên cần biết những dấu hiệu và triệu chứng để điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết này mang lại kiến thức cần thiết cho bạn đọc để phòng ngừa tình trạng này.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.