Bệnh người sói là một dạng bệnh lý hiếm gặp nhất thế giới với xác suất 1/1.000.000 người. Hội chứng này khiến cho người bệnh phải chịu sự kỳ thị nặng nề vì vẻ bề ngoài dị thường. Hãy cùng tìm hiểu về Hội chứng người sói qua bài viết này.
Tổng quan chung về bệnh người sói
Bệnh người sói (hay Hypertrichosis, hội chứng Ambras, hội chứng người sói) là một trong những căn bệnh hiếm gặp. Người mắc bệnh sẽ có khuôn mặt và cơ thể bao phủ bởi lông, dù vẫn khỏe mạnh như người bình thường.
Triệu chứng của bệnh người sói
Hội chứng người sói có những biểu hiện điển hình như người nhiều lông, đen và rậm. Hội chứng này khiến lông mọc và phát triển rất dài hơn bình thường tại mặt, tai, tay chân và lưng khiến hình dạng của có phần làm người khác hoảng sợ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng người sói
Ngày nay, nguyên nhân gây ra chứng bệnh hiếm gặp Hypertrichosis đã được làm rõ. Đó là do sự phát triển bất thường của râu, tóc và các khu vực khác trên cơ thể con người.
Theo ghi nhận, các nhà khoa học cho biết nguyên nhân gây ra hội chứng người sói có thể là do yếu tố di truyền về gen, gây đột biến nhiễm sắc thể. Đột biến di truyền này khiến các tế bào thường giết chết sự phát triển của tóc ở những vùng bất thường, chẳng hạn như mí mắt và trán, ở trạng thái kích hoạt.
Còn những người sinh ra bình thường, nhưng trong quá trình lớn lên bị hội chứng người sói thì có thể là do mắc bệnh ung thư, rối loạn tiêu hóa làm mất cân bằng nội tiết tố hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh người sói?
Chứng này xảy ra ở phụ nữ và nam giới, nhưng nó cực kỳ hiếm. Hội chứng người sói được xếp vào loại cực hiếm gặp với xác suất 1/1.000.000 người. Thế giới mới chỉ ghi nhận khoảng 50 người mắc tính từ thời trung cổ. Ca mắc bệnh đầu tiên phát hiện từ thế kỷ XVI.
Bệnh người sói được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán hội chứng người sói thường dựa trên bệnh sử và biểu hiện lâm sàng trên người bệnh. Các xét nghiệm đo lường hormon nhất định trong máu để chẩn đoán thêm, bao gồm:
- Xét nghiệm testosterone hoặc các hormon giống như testosterone khác, có thể giúp xác định xem nồng độ androgen tăng cao có gây ra bệnh rậm lông hay không.
- Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra buồng trứng và tuyến thượng thận để tìm khối u hoặc u nang.
Phòng ngừa bệnh người sói
Hội chứng này khiến cho người bệnh phải chịu sự kỳ thị nặng nề vì vẻ bề ngoài dị thường. Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu. Một số biện pháp giúp hạn chế rậm lông hơn như:
- Giảm cân nếu bạn thừa cân có thể giúp giảm chứng rậm lông
- Không sử dụng thuốc chứa hormone sinh dục nam trừ khi được bác sĩ chỉ định.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
- Làm theo các hướng dẫn và liên hệ bác sĩ nếu việc điều trị của bạn không hiệu quả và lông mọc trở lại không như ý muốn.
Điều trị bệnh người sói như thế nào?
Cho đến nay, bệnh “người sói” là vô phương cứu chữa. Những người mắc hội chứng này chỉ có thể cố gắng cắt tỉa, cạo, tẩy lông, dùng laser và các phương pháp triệt lông khác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.