Đau thần kinh tọa là một tình trạng y tế thường gặp, gây ra những cơn đau nhói dọc theo dây thần kinh tọa, bắt đầu từ lưng dưới và lan xuống các chi dưới. Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm, khi phần đĩa đệm bị lồi ra và chèn ép vào dây thần kinh. Các triệu chứng bao gồm đau lưng dưới, đau lan xuống chân, cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran, và yếu cơ. Việc hiểu rõ về bệnh này sẽ giúp chúng ta có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.
Tổng quan chung
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Dây thần kinh tọa xuất phát từ đốt cột sống thắt lưng, chạy dài từ trên lưng xuống mặt sau bắp chân, cẳng chân, bàn chân. Một kích thích làm dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép thì sẽ gây ra hiện tượng đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá phổ biến, theo nghiên cứu từ Đại học Harvard, có tới 40% người bị đau dây thần kinh tọa ít nhất một lần trong đời. Độ tuổi cơ tỉ lệ mắc bệnh đau thần kinh tọa cao nhất là từ 30-60 tuổi và thường xảy ra ở nam giới hơn là ở nữ giới.
Triệu chứng
Triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Một số dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất bao gồm:
- Đau nhói vùng lưng dưới.
- Cơn đau xuất hiện ở chân trở nên tồi tệ hơn khi ngồi.
- Đau hông.
- Nóng rát hoặc ngứa ran ở chân.
- Yếu, tê hoặc khó di chuyển chân hoặc bàn chân.
- Cơn đau khiến cơ thể khó đứng dậy.
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, đứng trong thời gian dài, thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột như ho, hắt hơi…
- Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm
- Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
- Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)
- Hiếm gặp hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai
Đối tượng nguy cơ
- Người lớn tuổi: cột sống thoái hóa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa.
- Thừa cân, béo phì làm tăng căng thẳng cho cột sống.
- Người hay vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể gây đau thần kinh tọa.
- Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động dễ bị đau thần kinh tọa hơn những người năng động.
- Người bị bệnh tiểu đường đối diện nguy cơ tổn thương thần kinh.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng
Một số nghiệm pháp góp phần chẩn đoán
- Hệ thống điểm đau Valleix, dấu chuông bấm dương tính.
- Dấu hiệu Lasègue dương tính.
- Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất trong tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót giảm hoặc mất trong tổn thương rễ S1.
Cận lâm sàng chẩn đoán
- Chụp Xquang thường quy cột sống thắt lưng: ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân. Đa số các trường hợp Xquang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp Xquang thường quy nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư…).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).
- Chụp CT-scan: chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
- Điện cơ (EMG): giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.
Thử nghiệm này đo các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và phản ứng của cơ bắp của bạn. Xét nghiệm này có thể xác nhận chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống (hẹp ống sống).
Phòng ngừa bệnh
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Tuy nhiên, nếu thực hiện những điều này có thể góp phần làm giảm cơn đau và cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa.
- Tập thể dục thường xuyên: Để giữa cho lưng có thể hoạt động tốt, đặc biệt là các cơ cốt lõi như: cơ bụng, cơ lưng dưới-là các cơ rất cần thiết cho tư thế và những sự liên kết thích hợp.
- Duy trì tư thế phù hợp khi ngồi.:Vị trí ngồi nên được chọn có thiết bị hỗ trợ lưng dưới tốt, có tay vịn và chân đế xoay. Có thể đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ độ cao của đầu gối và hông phù hợp với tư thế ngồi.
- Sử dụng chuyển động cơ học của cơ thể: Nếu đứng trong thời gian dài nên thỉnh thoảng đặt một chân lên chiếc ghế hoặc hộp nhỏ. Khi muốn nâng hoặc bê vật nặng hãy để chi dưới làm việc. Giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng vật nặng và thay đổi tư thế đồng thời.
Điều trị như thế nào?
Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa luôn phải gắn chặt với ý thức tự chăm sóc bản thân tức là người bệnh phải đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý và tránh mang vác nặng, ngồi sai tư thế…
Dùng thuốc
Đối với vấn đề sức khỏe liên quan đến cơn đau thì dùng thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm thường là chỉ định trước nhất. Và các loại thuốc được kê đơn cho cơn đau thần kinh tọa bao gồm:
- Thuốc giảm đau, chống viêm
- Thuốc giãn cơ
Tiêm Steroid
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc Corticosteroid vào vùng xung quanh rễ thần kinh tọa giúp giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm dây thần kinh bị kích thích.
Vật lý trị liệu
Khi cơn đau đã được cải thiện nhờ dùng thuốc, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế một chương trình phục hồi chức năng gồm các bài tập hướng đến sửa tư thế, tăng cường các cơ ở lưng và cải thiện tính linh hoạt của cột sống. Tập vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ phòng ngừa cơn đau thần kinh tọa tái phát.
Phẫu thuật
Lựa chọn phẫu thuật chỉ dành cho trường hợp dây thần kinh bị đè nén quá mức, gây suy yếu cơ, hoặc làm mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Các ca phẫu thuật nhằm loại bỏ gai xương hoặc đĩa đệm thoát vị đè lên dây thần kinh giúp điều trị đau dây thần kinh tọa tận gốc.
Tự chăm sóc tại nhà: Điều chỉnh tư thế ngồi, tránh ngồi hoặc đứng lâu, và tập luyện thể dục đều đặn cũng là những cách giúp giảm triệu chứng đau thần kinh tọa.
Kết luận
Đau thần kinh tọa là một bệnh lý phức tạp, yêu cầu sự kiên trì và phương pháp điều trị đa dạng. Dù có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, nhưng với sự hiểu biết đúng đắn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hợp lý, chúng ta có thể kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết. Sự kết hợp giữa điều trị y khoa và chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa những phiền toái do đau thần kinh tọa gây ra.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.