Vết khâu tầng sinh môn có thể gây khó chịu, đau và ngứa cho phụ nữ sau sinh, bởi đây là thời gian vết thương đang lành da. Việc theo dõi các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành và chăm sóc đúng cách sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế các biến chứng, giúp mẹ sớm quay lại sinh hoạt bình thường, cùng tìm hiểu.
Vết khâu tầng sinh môn là gì?
Vết khâu tầng sinh môn là vết khâu được thực hiện sau khi rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh thường. Tầng sinh môn là vùng da, cơ giữa âm đạo và hậu môn. Việc rạch tầng sinh môn được thực hiện khi âm đạo của sản phụ không đủ giãn rộng để em bé ra ngoài, nhằm tránh rách tự nhiên, gây tổn thương nhiều hơn. Quy trình thực hiện như sau:
- Rạch tầng sinh môn: Bác sĩ sẽ rạch một đường ngắn (khoảng 2 – 4 cm) ở vị trí giữa âm đạo và hậu môn, thường theo chiều dọc hoặc hình chữ V.
- Sinh em bé: Sau khi rạch tầng sinh môn, em bé sẽ dễ dàng ra ngoài hơn.
- Khâu tầng sinh môn: Sau khi sinh, bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch bằng chỉ khâu tự tan nên không cần phải quay lại bệnh viện để tháo chỉ vì chỉ sẽ tự tiêu trong vòng 1 – 2 tuần.
Vết khâu tầng sinh môn được thực hiện khi rạch tầng sinh môn sinh thường
Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành
May tầng sinh môn bao lâu thì lành? Thông thường, vết khâu tầng sinh môn sau sinh cần khoảng 2 – 3 tuần để lành hoàn toàn. Trong thời gian này, phụ nữ có thể gặp phải một số dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành như:
- Sưng đau: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy vết thương đang lành, mức độ sưng đau sẽ giảm dần theo thời gian.
- Ngứa: Vùng da quanh vết khâu có thể bị ngứa do quá trình da liền lại.
- Chảy dịch: Có thể có một lượng nhỏ dịch màu hồng hoặc trắng chảy ra từ vết khâu và sẽ giảm dần theo thời gian.
- Thay đổi màu sắc: Vết khâu có thể thay đổi màu sắc từ đỏ sang hồng, sau đó chuyển sang màu da bình thường.
Một số dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành thường gặp
Vết khâu tầng sinh môn bị sưng có nguy hiểm không?
Vết khâu tầng sinh môn sưng đau trong 5 – 7 ngày sau sinh là hiện tượng bình thường, do đây là quá trình liền da tự nhiên của vết thương. Cùng với sưng đau, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy tại khu vực này.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Không sốt.
- Vết khâu không rỉ máu.
Mặc dù sưng đau là dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành, nhưng vết khâu tầng sinh môn vẫn có nguy cơ nhiễm trùng như các vết thương khác, với một số dấu hiệu:
- Sốt trên 37°C.
- Vết khâu sưng tấy, chảy dịch có mùi hoặc màu xanh.
- Vết khâu đỏ và sưng.
- Đau dữ dội tại vết khâu.
- Xuất hiện mủ vết khâu.
Vết khâu tầng sinh môn bị sưng là hiện tượng bình thường
Lưu ý để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách
Bên cạnh tìm hiểu về vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết, nhằm giúp vết thương nhanh lành và hồi phục hiệu quả hơn, nên lưu ý cách chăm sóc vết khâu như sau:
- Vệ sinh bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để lau rửa vùng kín và vết khâu sau mỗi lần đi vệ sinh. Lau theo chiều từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây sang vết thương. Dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng, không chà xát và thay băng vệ sinh thường xuyên (2 – 4 tiếng/lần) để giữ cho vùng kín luôn khô ráo.
- Chườm lạnh bằng cách dùng túi đá hoặc khăn lạnh chườm lên vùng vết khâu trong 15 – 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày.
- Ngâm mình trong bồn nước ấm (không quá nóng) có pha thêm muối hoặc thảo mộc dịu nhẹ trong 15 – 20 phút.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố và làm mềm phân.
- Ăn nhiều chất xơ bằng việc Bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống để giúp nhuận tràng hoạt động tốt hơn.
- Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ sau sinh.
- Tránh mặc quần áo bó sát, nên chọn chất liệu cotton thoáng mát.
- Hạn chế hoạt động nặng, vận động nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết khâu.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, giúp cơ thể mẹ bầu có thời gian phục hồi.
- Tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu sau sinh.
- Đi khám phụ khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi tình trạng hồi phục của vết khâu.
Lưu ý để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách
Vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường cần khoảng 2 – 3 tuần để lành hoàn toàn, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Việc theo dõi các dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành và chăm sóc đúng cách sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, đồng thời hạn chế các biến chứng, giúp mẹ sớm quay lại sinh hoạt bình thường.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.