Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ em, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của hen suyễn là rất quan trọng để có thể can thiệp và quản lý bệnh hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng của hen suyễn, nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh và cách phòng ngừa hen suyễn ở trẻ.
Hen suyễn ở trẻ là gì ?
Hen suyễn hay còn gọi hen phế quản – Asthma là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp và phổ biến ở đối tượng trẻ em. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Nếu bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Triệu chứng hen suyễn thường gặp ở trẻ
Các dấu hiệu và triệu chứng của hen suyễn có thể biến đổi và thay đổi mức độ từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Trẻ ho thường xuyên, nhất là về đêm: Ho là phản ứng của cơ thể nhằm hỗ trợ tống xuất các chất tiết hoặc dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa… ra ngoài. Bên cạnh đó, ho cũng là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh hô hấp khác nhau, nhưng nếu trẻ ho về đêm nhiều thì cha mẹ cần lưu ý và cho con đi khám.
- Thở khò khè: Xảy ra khi đường thở bị co thắt do phế quản mở rộng, dẫn đến âm thanh khò khè.
- Khó thở, thở rất nhanh và gấp: Trẻ khó thở do đường thở bị co thắt, hiện tượng thở nhanh và khó thở sẽ nhiều hơn khi trẻ hoạt động nhiều như chạy nhảy, vận động mạnh…
- Mặt tái nhợt, vã mồ hôi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy, trẻ sẽ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi và vã mồ hôi.
Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh hen suyễn
Có nhiều căn nguyên và yếu tố thuận lợi gây bệnh hen có thể kể đến như:
Do gia đình, di truyền
- Với hen suyễn thì yếu tố di truyền là rất lớn, người bị hen có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thời tiết, mề đay, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng theo mùa, đặc biệt là bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen, thì tỷ lệ con cái mắc hen cũng cao.
Do cơ địa
- Yếu tố cơ địa cũng là một đặc điểm riêng biệt ở bệnh hen suyễn, nhiều trẻ bị bệnh hen là do cơ địa, theo thống kê có khoảng từ 30% đến 60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn.
- Các trẻ đã bị viêm phế quản co thắt, viêm mũi dị ứng, thể tạng tăng tiết dịch cũng nhiều khả năng bị mắc bệnh hen.
Do dị nguyên
- Với hen suyễn thì dị nguyên như phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, bụi, lông chó, mèo, thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông lạnh thường hay tái phát bệnh hen ở người bệnh hen mãn tính… và cũng là nguồn cơn gây kích ứng cơn hen.
Yếu tố vi khuẩn, virus, nấm mốc
- Trong không khí cũng là một yếu tố được các nhà nghiên cứu cho rằng là nguyên nhân gây hen hoặc tái phát bệnh hen suyễn.
- Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng được các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng trong nguy cơ gây hen suyễn tái phát như nhóm thực phẩm hải sản (tôm, cua…), hoa quả, các phụ gia, trứng, đậu…
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ
Tuy hen suyễn rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nhưng nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hen suyễn ở trẻ cha mẹ có thể tham khảo:
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá ở trong nhà hay những nơi gần trẻ em.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích: Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, các chất hóa học, phấn hoa, thức ăn dễ gây dị ứng. Nếu trẻ có dị ứng với một số loại thức ăn hoặc chất kích thích, cần loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ.
- Tránh sử dụng các loại xịt có mùi nồng dễ gây kích ứng đường thở của trẻ như nước xịt phòng, nước hoa, thuốc xịt muỗi, côn trùng…
- Tạo môi trường sống trong lành và thoáng mát cho trẻ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ để hạn chế nấm mốc trong nhà. Không nên cho trẻ chơi các loại đồ chơi được làm từ chất liệu bông, sợi, lông.
- Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi và đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, nhất là khi trời lạnh.
- Tăng cường sức đề kháng: Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoài trời để nâng cao sức khỏe hô hấp..
- Duy trì trọng lượng cơ thể của trẻ ở mức ổn định.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ có triệu chứng hen suyễn, cần điều trị và theo dõi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giáo dục trẻ về hen suyễn: Giúp trẻ hiểu rõ về bệnh hen suyễn, các triệu chứng và cách phòng ngừa. Dạy trẻ cách sử dụng thuốc hít đúng cách và cách xử lý khi có cơn hen.
Kết luận
Hen suyễn ở trẻ em là một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, cần được nhận biết và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hen suyễn sẽ giúp cha mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hô hấp của trẻ tốt hơn. Hãy đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế các tác nhân kích thích, và tăng cường sức đề kháng cho trẻ để ngăn ngừa hen suyễn. Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ là trách nhiệm và niềm hạnh phúc của mỗi bậc cha mẹ.