Đái tháo đường là một bệnh mạn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp glucose đi vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, nồng độ glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
BS. Nguyễn Thị Hòa – Bác sĩ đa khoa – Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
Có một số dấu hiệu bệnh tiểu đường có thể xác định như sau:
– Đường huyết lúc đói >= 7.0 mmol/l
– Đường huyết bất kỳ >= 11.1 mmol/l
– Đường huyết 2h sau nghiệm pháp tăng đường huyết >=11.1 mmol/l
Đối với những người có đường huyết đói cao sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết khi có các yếu tố nguy cơ như: béo phì, cholesterol máu cao, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường…
Chỉ số đường huyết bình thường dưới 7.8 mmol/l, đường huyết từ 7.8 đến dưới 11.1 mmol/l là rối loạn dung nạp glucose và đường huyết >= 11.1 mmol/l là đái tháo đường. BS. Nguyễn Thị Hòa (Bệnh viện đa khoa Đống Đa)