Viêm tá tràng là một tình trạng viêm của niêm mạc tá tràng, phần đầu tiên của ruột non ngay sau dạ dày. Bệnh này có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về các biện pháp chẩn đoán, mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa viêm tá tràng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cách chuẩn đoán. Các biện chứng và cách phòng ngừa bệnh tá tràng.
Các biện pháp chẩn đoán phát hiện viêm tá tràng?
Tá tràng chính là phần đầu của ruột non, nằm ngay giữa dạ dày và hỗng tràng. Đây được coi là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Cụ thể là chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đồng thời tá tràng còn là nơi thực hiện quá trình hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng trước khi chuyển xuống cơ quan tiêu hóa khác.
Viêm tá tràng xảy ra khi trên bề mặt niêm mạc tá tràng xuất hiện những vết loét và tổn thương gây ra đau đớn. Tùy thuộc vào tình trạng viêm loét mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội. Vị trí đau phổ biến thường nằm ở vùng thượng vị. Viêm tá tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng (kể cả người già hay trẻ nhỏ).
Các Biện Pháp Chẩn Đoán Phát Hiện Viêm Tá Tràng:
Chẩn đoán viêm tá tràng thường bắt đầu bằng việc thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh sử của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán cụ thể:
- Nội Soi Dạ Dày – Tá Tràng: Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán viêm tá tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm có gắn camera để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và tá tràng, phát hiện các tổn thương, viêm nhiễm hoặc loét.
- Xét Nghiệm Sinh Hóa: Các xét nghiệm máu có thể được sử dụng để phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), một trong những nguyên nhân chính gây viêm tá tràng. Xét nghiệm hơi thở ure và xét nghiệm phân cũng có thể được thực hiện để tìm vi khuẩn này.
- Chụp X-quang Hệ Tiêu Hóa: Chụp X-quang với chất cản quang (bari) giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các cấu trúc của dạ dày và tá tràng, hỗ trợ phát hiện các bất thường như loét hoặc hẹp.
- Sinh Thiết Niêm Mạc: Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ của niêm mạc tá tràng để sinh thiết. Mẫu này sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự hiện diện của viêm nhiễm, loạn sản hoặc ung thư
Viêm tá tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng thường được chia làm hai giai đoạn đó là giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nếu ở giai đoạn cấp tính người bệnh sẽ gặp các cơn đau đột ngột, tuy nhiên việc điều trị ở giai đoạn này lại dễ dàng hơn. Đừng để đến khi chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Chảy máu tá tràng: Vết viêm loét khi ăn sâu vào niêm mạc tá tràng sẽ làm thủng các mạch máu. Lúc này người bệnh sẽ bị nôn và đi ngoài phân có máu. Nếu để tình trạng xuất huyết kéo dài sẽ gây mất máu, thiếu máu dẫn tới choáng rất nguy hiểm.
- Thủng tá tràng: Khi ổ loét bào mòn lâu ngày sẽ gây ra lỗ thủng trên thành tá tràng. Chúng sẽ làm chảy dịch tiêu hóa vào ổ bụng, từ đó gây viêm phúc mạc. Khi đó bụng sẽ căng cứng, cảm giác đau dữ dội như bị dao đâm. Tại thời điểm đó người bệnh cần phải được can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay. Nếu không được xử lý kịp thời bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng nặng.
- Ung thư tá tràng: Nếu viêm đại tràng để lâu ngày mà không điều trị thì sẽ có thể hình thành ung thư đại tràng. Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất và cơ hội điều trị khỏi bệnh không cao.
Làm gì để phòng ngừa viêm tá tràng
Cách phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng tối ưu nhất chính là chăm sóc tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Một số cách phòng bệnh hiệu quả, dễ dàng thực hiện giúp bạn giảm khả năng viêm dạ dày tá tràng:
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Ăn uống điều độ không bỏ bữa, không ăn no quá, hạn chế các đồ ăn thức uống có tính chất kích thích dạ dày như các thức ăn chua, cay, rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, nước có ga….
- Không nên tập thể dụng, vận động nhiều sau khi ăn. Nghỉ ngơi sau ăn ít nhất 30 phút.
- Thường xuyên tập thể dục tránh căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái.
- Với những người đã có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Ăn nên chia nhỏ bữa ăn, bỏ rượu, thuốc lá, giữ tinh thần thoải mái, sử dụng các loại thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ không tự ý dùng kéo dài, tuân thủ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm tá tràng có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi bị bệnh viêm đại tràng thì điều đầu tiên chúng ta nên đi khám để nhận được sự tư vấn và phương hướng điều trị phù hợp của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự chữa tại nhà, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.