Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Việc phục hồi, chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, cần được thực hiện sớm trong môi trường vận động. Mục tiêu dài hạn là giúp người bệnh sau đột quỵ thực hiện các sinh hoạt thường ngày một cách độc lập nhất có thể. Cùng tìm hiểu chăm sóc và hồi phục sau đột quỵ ở bài viết dưới đây.
Sơ cứu ban đầu cho người đột quỵ
- Gọi ngay xe cứu thương
Nếu người bệnh có những biểu hiện của đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Thay vì hoảng loạn, bạn cần phải giữ bình tĩnh và chờ đợi sự giúp đỡ từ các bác sĩ. Giữ người bệnh trong tư thế thoải mái và an toàn:
– Khi phát hiện người bị đột quỵ, hãy để họ nằm nghiêng sang một bên, đầu ngẩng hơi cao một chút để đề phòng người bệnh muốn nôn ói.
– Kiểm tra nhịp tim: Bạn cần kiểm tra xem người bệnh còn thở hay không. Nếu phát hiện nhịp thở của họ đang yếu dần, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo.
– Nếu nhận thấy người bệnh gặp khó khăn trong hô hấp, hãy nới lỏng áo quần, tháo khăn quàng, cà vạt hay thắt lưng,…
Tư thế nằm nghiêng an toàn là biện pháp sơ cứu đột quỵ đầu tiên. Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:
– Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Do đó nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
– Nếu bệnh nhân còn tỉnh:
+ Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
+ Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.
- Hô hấp nhân tạo
Việc hô hấp nhân tạo đúng cách sẽ giúp sơ cứu đột quỵ, duy trì nhịp thở
- Giao tiếp với bệnh nhân
Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến, hãy bình tĩnh nói chuyện với người bệnh để giúp não tỉnh táo, tránh rơi vào hôn mê sâu.
- Hạn chế di chuyển cơ thể người bệnh
Hướng dẫn chăm sóc cho người sau đột quỵ
Chăm sóc dinh dưỡng
Để ngăn ngừa đột quỵ lần 2, đột quỵ lần 3, .. chế độ ăn của người bệnh đột quỵ cần đảm bảo ba bữa chính và các bữa phụ. Việc lựa chọn và chế biến thức ăn khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần chú ý:
- Nấu thức ăn mềm, xay nhuyễn trong thời gian đầu do người bệnh còn di chứng khó nuốt. Đồng thời, phòng ngừa thức ăn lớn, miếng nhỏ có thể đi lạc gây viêm phổi.
- Thức ăn có độ ấm vừa phải, tránh cho người bệnh bị nghẹn hoặc sặc khi ăn.
- Bổ sung các loại rau củ, trái cây chứa nhiều chất xơ tốt: rau cải xanh, súp lơ, cà rốt, mâm xôi,…
Cơ thể người bệnh cần được bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, giảm cholesterol,… trong rau xanh và trái cây. Đặc biệt, chúng còn giúp người bệnh triệt tiêu gốc tự do, hỗ trợ chữa trị xơ vữa động mạch.
- Tăng cường các loại sữa và các sản phẩm thay thế giúp tăng cường canxi, giảm lượng cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường ăn các loại cá sau như: cá hồi, cá thu, cá ngừ,…. vào chế độ ăn chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Nguyên nhân theo các chuyên gia y tế, trong cá chứa photpho, cholesterol tốt,… giúp triệt tiêu các mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ.
- Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đồ muối và các gia vị mạnh: cay nóng, chát,…
- Tuyệt đối không uống rượu bia và sử dụng chất kích thích để hạn chế đột quỵ tái phát.
Chăm sóc phòng ngừa biến chứng hô hấp
Người bệnh đột quỵ thường gặp phải di chứng méo miệng, dẫn đến khả năng nhai, nuốt thức ăn gặp khó khăn. Người bệnh thường bị sặc, tắc thức ăn, khiến thức ăn hay các vật lạ có thể đi xuống phổi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Để phòng ngừa các biến chứng về hô hấp, người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên lăn trở, thay đổi tư thế cho người bệnh 1,5-2 tiếng/ lần nếu người bệnh nằm liệt giường.
- Không nên cho người bệnh nằm ngửa hoàn toàn, tư thế này sẽ gây ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và hoạt động nhai nuốt thức ăn. Người bệnh nên nằm nghiêng 1 bên hoặc cho người bệnh kê cao đầu.
- Loại bỏ đờm dãi hoặc vật thể lạ trong miệng người bệnh nếu không may nuốt phải, giúp đảm bảo thông khí.
- Hướng dẫn và khuyến khích người bệnh đột quỵ thực hiện các bài tập thở thường xuyên.
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Đa số người bệnh đột quỵ sau khi qua khỏi sức khỏe vẫn còn yếu, kèm theo các di chứng: liệt, méo miệng,… ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Quá trình chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh đột quỵ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Giúp người bệnh đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ ngày. Có thể sử dụng nước súc miệng không chứa cồn, nước muối pha loãng để người bệnh súc miệng sau khi ăn.
- Thường xuyên lau người và lăn trở mỗi 2 giờ cho người bệnh đột quỵ, tránh tình trạng nằm lâu dẫn đến viêm loét da, viêm đường tiết niệu,…
- Khi tắm rửa cho người bệnh cần thực hiện trong phòng kín gió, nhiệt độ nước tắm ấm từ 37-45 độ C, sàn nhà tắm nên lát gạch chống trơn, không nên tắm quá 7 phút và vào buổi tối.
- Nên sử dụng tã lót, khăn ướt cho người bệnh đột quỵ. Nên hướng dẫn người bệnh một số các dấu hiệu khẩu lệnh khi muốn đi vệ sinh để hỗ trợ kịp thời.
Chăm sóc vận động cho người đột quỵ não
Khi ở bệnh viện, việc chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não khá quan trọng. Nếu điều kiện sức khoẻ của người bệnh ổn định có thể thực hiện luyện tập từ những ngày đầu tiên khi phát hiện tai biến. Ngay cả khi còn nằm trên giường, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập như giơ tay, hạ tay, lăn trở,…
Khi xuất viện nguyên tắc luyện tập sẽ áp dụng từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mức độ hồi phục của người bệnh. Cụ thể người chăm sóc cần giúp người bệnh thực hiện thực hiện các bài tập:
- Tập lăn trở trên giường, tập ngồi, chuyển đổi các tư thế từ nằm sang ngồi và ngược lại
- Hỗ trợ người bệnh tập đứng thăng bằng, tập đi, điều chỉnh dáng đi
- Hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập gia tăng sức mạnh cơ nhằm phục hồi chức năng vận động. Có thể cho người bệnh luyện tập với tạ theo mức độ từ nhẹ đến nặng, tập đạp xe tại chỗ.
- Cho người bệnh đột quỵ sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: nạng, bóng cầm, kẹp cố định,… giúp hỗ trợ tập luyện tốt hơn.
Chăm sóc tâm lý
Trạng thái tâm lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị sau phục hồi của người bệnh đột quỵ. Vì tâm lý mặc cảm, tự ti cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, họ thường rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm. Do vậy người thân trong gia đình cần động viên, hỗ trợ để người bệnh lạc quan, vui vẻ góp phần giúp họ nhanh hồi phục.
Giường nằm
- Cần sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước với bệnh nhân bị liệt.
- Giường phải có thành chắn tránh té ngã, có các gối để thay đổi tư thế nằm ngồi tránh loét.
- Vị trí giường nên đặt nơi thoáng, có ánh nắng mặt trời, không ẩm thấp và phải tránh gió lùa.
Sử dụng thuốc và tái khám
- Người nhà cần theo dõi việc uống thuốc hàng ngày đúng theo đơn của bác sĩ.
- Tái khám theo hẹn hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường như:
- Tác dụng phụ của thuốc như đau thượng vị, phù chân, ho khan, đau bắp chân…
- Các dấu hiệu của đột quỵ tái phát: ý thức chậm hơn, liệt tăng lên, nói khó hơn, đi lại khó khăn hơn (loạng choạng, mất thăng bằng), miệng méo… Cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế có trung tâm đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu trên.
Chăm sóc và phục hồi sau đột quỵ là cả một quá trình lâu dài, dó đó việc chăm sóc người bệnh đột quỵ đóng vai trò rất quan trọng, đòi hỏi sự kiên trì ở cả người bệnh và người chăm sóc.