Tiểu đường là một trong những bệnh lý được xem là kẻ giết người thầm lặng và phát triển khá âm thầm. Đây cũng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới.
Tiểu đường tuýp 2 là một dạng của bệnh đái tháo đường do đề kháng Insulin thường gặp ở người trưởng thành và phổ biến là những người trung niên, cao tuổi cơ địa thừa cân, béo phì. Với những dấu hiệu tương đồng với nhiều bệnh khác khiến chúng ta khó khăn trong nhận biết.
Khi đã mắc phải căn bệnh này, tinh thần và sức khỏe của người bệnh sẽ sụt giảm nhanh chóng. Kèm theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng sống. Vậy cần làm gì để phòng ngừa và kiểm soát đái tháo đường tuýp 2?
Chế độ ăn uống lành mạnh
Những bệnh nhân mắc phải tiểu đường tuýp 2 ăn gì?
- Chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo, sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, hoa quả, chất béo không no (dầu thực vật, cá)
- Hạn chế lượng tinh bột hằng ngày như
- Hạn chế thịt đỏ, đồ ngọt nhiều đường, thức ăn chế biến công nghiệp, mỡ động vật.
Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường chất xơ (rau xanh, trái cây) chiếm 2/4 lượng thức ăn chính, ¼ là tinh chất bột đường và ¼ là chất đạm bao gồm thịt cá hay là các loại thực phẩm chay như đậu nành,…
- Chất bột đường(Glucid): Bổ sung 50-60% năng lượng cho cơ thể. Nên cung cấp tối thiểu 130-150g/ngày hoặc tùy theo chế độ dinh dưỡng và tình trạng hiện mắc của bệnh nhân đái tháo đường. Lựa chọn các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết nhanh sau ăn: ngũ cốc, sữa, khoai lang, bí ngô, đậu Hà Lan, gạo lứt…
- Chất xơ Rau củ, hoa quả: Lưu giữ thức ăn ở dạ dày lâu hơn, phòng ngừa táo bón, làm giảm cảm giác no, làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thu đường vào máu.
- Chất đạm: Chất đạm giúp xây dựng, sửa chữa, duy trì hầu hết các cơ quan và mô trong cơ thể. Cần thiết cho chức năng hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, hải sản, trứng, các loại đậu,..
Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng điều trị:
- Đủ chất đạm – chất béo – chất bột đường – Vitamin – muối khoáng – nước với tỷ lệ hợp lý.
- Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn.
- Không làm hạ đường huyết lúc xa bữa ăn.
- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Người bệnh thừa cân, béo phì cần giảm cân để đạt được mục tiêu cân nặng.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu khẩu phần bữa ăn.
- Khẩu phần ăn đa dạng, cân đối, hài hòa các thành phần dinh dưỡng: glucid, lipid, protid, vitamin và chất khoáng.
- Duy trì 3 bữa ăn chính và không nên bỏ bữa. Cố định thời gian bữa chính và bữa phụ trong ngày.
Tiểu đường tuýp 2 cần kiêng gì?
- Ăn khuya quá 20-21 giờ. Khi ăn khuya sau 20-21 giờ sẽ làm tăng bừng tình trạng đường huyết sáng hôm sau.
- Ăn không đúng giờ
- Các bữa ăn không đều nhau. Lúc ăn ít, lúc ăn nhiều sẽ làm đường huyết bị dao động.
- Bỏ bữa ăn
Kiểm tra huyết áp định kỳ
Huyết áp và tiểu đường có mối liên quan mật thiết với nhau. Bệnh nhân mắc đái tháo đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2,5 lần người bình thường.
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập, làm tăng nguy cơ tử vong tim mạch lên gấp đôi. Cần kiểm soát huyết áp hiệu quả để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người đang mắc bệnh đái tháo đường.
Hoạt động thể chất đều đặn
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tập luyện thể lực như một phương thuốc tự nhiên vô cùng quý giá. Những bài tập vận động ngoài việc kiểm soát, cải thiện đường huyết, huyết áp còn giúp chuyển hóa lipid. Hoạt động thường xuyên còn giúp bệnh nhân giảm stress, giảm cân. Đặc biệt ở người cao tuổi sẽ giảm được nguy cơ té ngã.
Những điều cần lưu ý khi vận động thể lực:
- Thời gian vận động: Ít nhất 150 phút/tuần vận động thể lực trung bình – nặng, ít nhất 5 ngày/tuần và không ngưng quá 48 giờ.
- Nếu không thể tập thể dục 30 phút/ngày -> Đi bộ 10 phút sau bữa ăn.
- Uống đủ nước để không cảm thấy mệt trong lúc tập.
Tập thể lực và đường huyết:
- Nếu đường huyết trước khi tập <100mg/dL nên ăn nhẹ phòng hạ đường huyết.
- Nếu đường huyết >300mg/dL cần thận trọng trong lúc tập, miễn là uống đủ nước và cảm thấy khoẻ. Tư vấn bác sĩ về những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Nên mang theo kẹo hoặc nước trái cây trong lúc tập để kịp thời sơ cứu nếu bị hạ đường huyết (<70mg/dL)
Điều trị tăng đường huyết là điều trị toàn diện. Thay đổi lối sống là nền tảng của quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Kiểm soát đường huyết, giảm biến cố tim mạch, tử vong tim mạch, cải thiện tiên lượng bệnh và kỳ vọng sống của bệnh nhân
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.