Bệnh câm là trạng thái không nói được do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn chức năng bên trong cơ thể. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. Một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ.
Câm điếc bẩm sinh bệnh học: Câm điếc bẩm sinh có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Câm là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ, do trẻ bị điếc ngay từ khi sinh ra nên không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể nói và gây câm.
Triệu chứng
Một số triệu chứng của bệnh câm như:
- Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: bé không cử động tay chân, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ.
- Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: không phân biệt được tiếng nói của cha mẹ, có tiếng nói nhưng không xác định được hướng giọng nói.
- Trẻ từ 5-9 tháng: Không thể hiểu ý người lớn đưa ra, ví dụ mẹ kêu bé vẫy tay để chào tạm biệt nhưng bé không có phản ứng làm theo.
- Trẻ 10-12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này bé bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên như bố, mẹ, ông, bà…hoặc từ đơn giản khác.
Ngoài ra trẻ không có phản ứng với âm thanh hoặc không có phản ứng khi nghe gọi tên mình. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì cần nghĩ đến trẻ có thể bị điếc bẩm sinh hay khả năng nghe của trẻ kém là một trong những nguyên do gây câm bẩm sinh.
Nguyên nhân
Xác định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả. Theo nghiên cứu có nhiều nguyên nhân gây mắc bệnh câm ở trẻ, cụ thể các lý do chính gây ra căn bệnh này như sau:
- Do di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền do gen trội hoặc gen lặn có thể là nguyên nhân dẫn tới điếc.
- Do đột biến liên quan tới 4 gen là 12S rRNA, GJB2, GJB3, SLC26A4, 12S rRNA.
- Do trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã bị điếc bẩm sinh.
- Do bị tổn thương một số bộ phận có liên quan tới việc phát âm như họng, lưỡi, dây thanh quản,…
- Bị chấn thương vùng có liên quan tới sản xuất ngôn ngữ, được gọi là vùng Broca.
Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây bệnh câm ở trẻ em là do trẻ sinh ra bị điếc nhưng không được phát hiện kịp thời.
Đối tượng nguy cơ
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh câm là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, những trường hợp sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị câm điếc bẩm sinh, đây là khuyến cáo đã được đưa ra từ nhiều chuyên gia.
- Trẻ mắc bệnh viêm tai giữa: Phổ biến nhất là gặp ở trẻ nhỏ, bệnh lý bao gồm 2 loại chính là viêm tai giữa cấp tính mủ và viêm tai giữa cấp tính hoại tử. Trong đó nếu bị viêm tai giữa cấp tính mủ được xử lý tốt thì sẽ khỏi hẳn và hoàn toàn không để lại di chứng. Viêm tai giữa hoại tử có thể để lại các di chứng làm ảnh hưởng tới khả năng nghe, thậm chí dẫn tới nhiều biến chứng nặng gây điếc ở trẻ nhỏ.
- Trẻ mắc bệnh viêm màng não: Căn bệnh làm tổn thương dây thần kinh sọ não, dẫn tới việc ảnh hưởng thính giác, lâu dần gây ra bệnh câm.
- Mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai: Các chất độc từ khói thuốc lá, nhất là nicotine và carbon monoxide có thể theo đường máu truyền tới thai nhi gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, dẫn tới nguy cơ điếc bẩm sinh ngay khi mới được sinh ra.
Bên cạnh đó nếu mẹ bầu cho bé nghe nhạc tần số cao từ 120dB trở lên có thể gây tổn thương tới các tế bào thần kinh thính giác, từ đó làm ảnh hưởng tới thính giác ở trẻ. Ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới câm điếc bẩm sinh ở các bé như mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng, trẻ sinh non, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây nguy cơ câm điếc bẩm sinh.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh câm chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng của trẻ mà không cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Phòng ngừa bệnh
Bệnh câm có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm gia tăng nguy cơ câm điếc bẩm sinh ở trẻ như: Thuốc lá, khói thuốc lá, âm thanh có tần số cao.
- Thực hiện khám sàng lọc cho trẻ: Khuyến nghị nên khám sàng lọc và kiểm tra thính giác cho trẻ nhỏ vào những thời điểm sau đây: Khi bắt đầu đi học, thời điểm 6, 8 và 10 tuổi, khi trẻ học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Câm là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, vì thế nhận biết sớm dấu hiệu và có biện pháp điều trị là vô cùng cần thiết. Hãy đưa người bệnh tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Điều trị như thế nào?
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:
- Hỗ trợ giáo dục đặc biệt: Cung cấp hỗ trợ giáo dục đặc biệt nhằm phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội cho người mắc bệnh câm. Các chương trình giáo dục được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng cá nhân.
- Liệu pháp hành vi học: Các liệu pháp hành vi học nhằm giúp người mắc bệnh câm hiểu và thích ứng với các tình huống xã hội khác nhau. Các phương pháp này có thể bao gồm hướng dẫn kỹ năng xã hội, giảm căng thẳng và kỹ thuật quản lý hành vi.
- Trị liệu ngôn ngữ: Trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của người mắc bệnh câm thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như học từ vựng mới, cải thiện khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, và tạo ra các kỹ năng giao tiếp chính thức và không chính thức.
- Hỗ trợ gia đình: Hỗ trợ gia đình là một phần quan trọng của điều trị, giúp gia đình hiểu rõ về bệnh câm và cách hỗ trợ người thân mình. Các dịch vụ hỗ trợ gia đình có thể bao gồm tư vấn gia đình, hỗ trợ thực hành và các nhóm hỗ trợ cho người thân.
Hi vọng với những chia sẻ của bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về câm, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.