Bung nút nhầy là một trong những hiện tượng phổ biến khi mang thai, một dấu hiệu cho việc sắp sinh. Để hiểu rõ hơn bung nút nhầy cổ tử cung là gì? Bung nút nhầy bao lâu thì sinh? Nội dung sau đây Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết.
Nút nhầy cổ tử cung là gì?
Nút nhầy ở cổ tử cung là một tập hợp chất thải đặc sệt, có vai trò quan thiết yếu việc bảo vệ thai nhi trong tử cung. Nó là một lớp niêm mạc dày giúp hạn chế sự mở ra của cổ tử cung trong quá trình mang thai và bảo vệ màng ối trong tử cung của mẹ.
Mặc dù nút nhầy và dịch âm đạo có những đặc điểm tương đồng, nhưng thực tế thì chúng lại khác biệt. Thông thường, nút nhầy có dạng đặc và keo hơn, thậm chí sẽ có hình dạng giống thạch và có một chút máu đỏ tươi. Việc hiểu rõ về nút nhầy cổ tử cung là quan trọng để tránh hiểu lầm về các khái niệm này trong thai kỳ.
Bung nút nhầy cổ tử cung là gì?
Khi nút nhầy tử cung bắt đầu bong ra, đó là biểu hiện cho thấy cổ tử cung sắp mở ra để chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh. Khi cổ tử cung được giãn nở đầy đủ, đầu bé sẽ bắt đầu chui ra.
Bung nút nhầy là sao? Quá trình bung nút nhầy tử cung có thể đi kèm với máu chảy ra bên ngoài do các mạch máu nhỏ bị rách. Tuy nhiên, chỉ khi có sự kết hợp với dịch nước ối hoặc máu chảy nhiều, khi đó cơ thể mới chính thức bước vào sự chuyển dạ.
Trong suốt thai kỳ, nút nhầy có thể bong ra một phần và sau đó tái tạo lại. Nhưng chỉ khi vào cuối thai kỳ, nút nhầy tử cung mới bong hoàn toàn. Vì vậy, khi phát hiện thấy dấu hiệu bung nút nhầy tử cung sớm, các mẹ bầu không cần phải lo lắng, vì đó cũng là một biểu hiện bình thường.
Hình ảnh bung nút nhầy như thế nào? Bung nút nhầy có màu gì?
Trong quá trình thai kỳ, phụ nữ thường trải qua sự thay đổi của dịch âm đạo. Dịch này thường có màu trắng đục hoặc trắng trong và có độ nhớt. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt với nút nhầy tử cung, là một loại dịch khác có tính chất đặc hơn, giống như thạch. Khi nút nhầy tử cung thoát ra ngoài, dịch âm đạo có thể kết hợp với máu, tạo ra màu hồng nhạt hoặc màu nâu.
Yếu tố | Khi nút nhầy chưa bong | Khi nút nhầy bong |
Số lượng | Ra ít | Ra nhiều |
Màu sắc | Màu trắng đục hoặc trong suốt | Màu hồng, có vệt máu hoặc màu nâu |
Độ kết dính | Lỏng, dính |
Đặc như thạch hoặc keo |
Đặc điểm khác |
|
Nếu nút nhầy bong sẽ có độ dài khoảng 4 – 5cm |
Bung nút nhầy bao lâu thì sinh?
Bung nút nhầy là một trong những dấu hiệu rõ ràng của sự chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, không có một quy luật cố định về thời gian cụ thể từ khi bung nút nhầy đến khi bắt đầu sinh.
Có một số mẹ bầu thì từ thời điểm mất nút nhầy đến khi chuyển dạ, sắp sinh chỉ mất khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng cũng có nhiều người sau khi bong nút nhầy thì sau 1 – 2 tuần là sinh.
Nên làm gì khi bong nút nhầy cổ tử cung?
Khi phát hiện dấu hiệu bung nút nhầy tử cung, mẹ bầu và gia đình không cần quá lo lắng ngay lập tức. Thay vào đó, bạn có thể tự theo dõi thêm vài ngày nữa để xác định liệu có thực sự chuyển dạ hay không.
Nếu chưa đến thời điểm dự sinh, mẹ bầu hãy quan sát sự biến đổi trong màu sắc của dịch nhầy hàng ngày. Đồng thời, tiến hành theo dõi lượng dịch tiết ra, có máu đi kèm hay không, có mùi khó chịu hay không điều đó cũng sẽ giúp mẹ bầu đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình.
Tóm lại, đến thời điểm này, điều quan trọng nhất vẫn là cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để sẵn sàng sinh con ra một cách thuận lợi nhất.
Bung nút nhầy cổ tử cung khi nào nên đến bệnh viện?
Nếu có sự xuất hiện của nút nhầy trong 3 tháng cuối của thai kỳ, sát với ngày dự sinh, đó có thể là dấu hiệu bé sắp chào đời. Tốt nhất các mẹ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe của thai nhi và để theo dõi tình hình cụ thể hơn.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp bung nút nhầy tử cung xuất hiện sớm, đi kèm với các dấu hiệu như: xuất hiện nhiều dịch nhầy âm đạo có máu hoặc nước ối, đau bụng, đau vùng chậu, co thắt, hoa mắt, đau đầu, sưng phù, cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp, ngoài ra đó có là biểu hiện của việc sinh non hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan.
Vậy nên, mẹ bầu cần lập tức đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra kịp thời. khi có vấn đề xảy ra, các bác sĩ có thể sẽ áp dụng thủ thuật khâu kín cổ tử cung, cho phép nút nhầy tái tạo để duy trì thai kỳ. Trong trường hợp không thể duy trì, cần chuẩn bị kỹ càng cho việc sinh non.
Như các bạn cũng đã thấy, đối với các mẹ bầu việc bung nút nhầy là một điều hết sức đáng chú ý. Vậy nên, các bạn nên tiến hành tìm hiểu thật kỹ để có thể tự mình phân biệt và tránh gây ra tình trạng hoảng loạn khi bản thân không biết cách giải quyết.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.