Ngô (bắp) là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn lo lắng “Bầu ăn bắp được không?”. Thông qua bài viết sau, Pharmacity sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên cùng những lưu ý dành cho mẹ bỉm khi sử dụng loại quả này.
Có bầu ăn bắp được không?
Liệu “Bà bầu ăn ngô được không?”, đối với thai phụ vẫn có thể ăn ngô bình thường trong quá trình mang thai. Bởi trong loại quả này sẽ giúp cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, vitamin B1, B5 cùng axit folic và vitamin C cho cơ thể mẹ và bé.
Giá trị dinh dưỡng của bắp ngô
Ngoài việc biết câu trả lời cho “Mẹ bầu ăn bắp được không?”, bạn cũng có thể tham khảo thêm về giá trị dinh dưỡng của chúng để yên tâm sử dụng trong thời kỳ mang thai.
- Nước: 75,96g.
- Calo: 86 kcal.
- Đường: 3,22g.
- Tinh bột: 19,02g.
- Chất xơ: 2,7g.
- Chất đạm 3,22gg.
- Vitamin B9: 46mcg.
- Vitamin B3: 1,7mg.
- Vitamin B6: 0,055mg.
- Vitamin B2: 0,06mg.
- Vitamin B1: 0,2mg.
- Vitamin C: 6,8mg.
- Vitamin A: 1 IU.
- Vitamin K: 0,3mcg.
- Vitamin E: 0,07mg.
- Canxi: 2mg.
- Sắt: 0,52mg.
- Kẽm: 0,45mg.
- Magie: 37mg.
- Chất béo không bão hòa đơn: 0,347g.
- Chất béo bão hòa: 0,182g.
- Axit béo không bão hòa đa: 0,559g.
Những lợi ích của bắp ngô dành cho phụ nữ mang thai
Không chỉ mang đến hương vị tuyệt vời, bắp ngô còn chứa lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Khi đó, nếu mẹ bầu bổ sung loại quả này vào thực đơn sẽ giúp:
- Phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng: Nhờ có zeaxanthin có trong ngô sẽ làm oxy hóa, từ đó phòng ngừa hiệu quả bệnh thoái hóa điểm vàng ở trẻ em.
- Hạn chế tình trạng táo bón: Trong ngô chứa lượng chất xơ đến 2,7g giúp giải quyết tốt các vấn đề ở đường tiêu hóa của chị em khi mang thai.
- Giảm rủi ro thai bị dị tật bẩm sinh: Khi sử dụng bắp ngô làm giảm nguy cơ bị nứt đốt sống hay các vấn đề về dị tật bẩm sinh khác nhờ vào hàm lượng axit folic có trong chúng.
- Nâng cao trí nhớ của bé: Thông qua hàm lượng thiamine trong ngô có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ của cả mẹ và bé.
- Cải thiện hệ miễn dịch tối ưu: Không chỉ có beta-carotene, việc ăn ngô còn bổ sung đầy đủ vitamin A làm nâng cao hệ thống miễn dịch, từ đó hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Hướng dẫn cách thêm bắp ngô vào chế độ ăn
Ngoài việc giải đáp cho thắc mắc “Bầu 3 tháng đầu ăn bắp được không?”, Pharmacity sẽ hướng dẫn bạn cách để thêm bắp ngô vào chế độ ăn phù hợp nhất, như là:
- Luộc ngô và thêm những gia vị mà bản thân yêu thích.
- Ngô nướng cũng là một món ngon mà bạn không thể bỏ qua.
- Kết hợp ăn bắp cùng với pizza, mì ống hay các món ăn khác giúp đỡ bị ngấy.
- Bổ sung loại quả này vào các món súp, bánh mì nướng, salad hay bánh mì kẹp.
Những chế phẩm từ bắp ngô nên ăn và nên tránh
Do trong thời điểm mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi và nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, bạn cần lưu ý những chế phẩm từ bắp ngô nên và không nên bổ sung vào thực đơn để bảo vệ sức khỏe cả mẹ lẫn con, cụ thể:
Các chế phẩm từ bắp mà mẹ bầu nên ăn
Một số chế phẩm mà bạn nên đưa vào chế độ ăn của bản thân khi mang thai như:
- Bắp rang lạt.
- Bắp hữu cơ (chứa rất nhiều chất dinh dưỡng).
- Bắp tươi.
- Bắp đông lạnh (có ít năng lượng và muối).
Các chế phẩm từ bắp mà mẹ bầu không nên sử dụng
Song với các sản phẩm từ ngô mà chị em được khuyến khích sử dụng, dưới đây là các chế phẩm mà mẹ bầu nên hạn chế:
- Bắp đóng hộp.
- Siro bắp (chứa khá nhiều đường).
- Dầu bắp (có nhiều năng lượng và chất béo).
Lưu ý khi chọn mua và bảo quản bắp ngô
Với câu hỏi “Mẹ bầu ăn bắp được không?”, câu trả lời là ĐƯỢC nhưng bạn cần có bí quyết lựa chọn ngô cũng như bảo quản đúng cách để đảm bảo sức khỏe thai phụ, chi tiết:
- Ưu tiên những loại ngô có vỏ màu xanh lá cây.
- Nên chọn ngô tươi, bạn có thể kiểm tra độ tươi của chúng bằng việc kéo vỏ ra và dùng tay sờ vào hạt ngô. Trường hợp hạt bị đổi màu hay móp thì không nên chọn mua.
- Khi sử dụng ngô không hết thì bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh.
Nguy cơ có thể gặp phải khi mẹ bầu ăn bắp ngô quá nhiều
Khi mang thai, các nàng thường có tâm lý lo lắng và sợ ảnh hưởng thai nhi mà có nhiều câu hỏi về việc “Bầu 3 tháng đầu ăn bắp được không?”, “Mẹ bầu ăn ngô được không?” hay “Có rủi ro gì khi thai phụ ăn quá nhiều ngô không?”. Thực tế, khi sử dụng thực phẩm này quá nhiều khiến chị em dễ mắc bệnh về tim mạch, đồng thời cũng gây khó tiêu cho mẹ bầu.
Thèm ăn ngô khi mang thai có phải là dấu hiệu mắc hội chứng Pica?
Nhiều chị em gặp phải tình trạng cơ thể thèm ăn bột ngô trong thời kỳ mang thai. Đây có thể là xuất phát từ hội chứng Pica, nghĩa là bạn muốn ăn những loại thực phẩm như phấn, đất sét hay bụi bẩn,… Vì vậy, khi cảm nhận cơ thể có dấu hiệu trên thì nên tranh thủ đi thăm khám bác sĩ.
Giải đáp: Một số câu hỏi thường gặp về việc tiêu thụ bắp ngô khi mang thai
Sau khi đã giải đáp rõ về thắc mắc “Mẹ bầu ăn bắp được không?”, dưới đây là một số câu hỏi khác cũng được rất nhiều thai phụ quan tâm khi sử dụng loại thực phẩm này.
Sử dụng bỏng ngô có gây hại trong giai đoạn mang thai không?
Không chỉ riêng bỏng ngô mà bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ bầu ăn quá nhiều đều gây ảnh hưởng đến cơ thể. Đặc biệt, đối với bỏng ngô thường chứa khá nhiều gia vị, như muối, caramel và bơ dễ khiến huyết áp biến động hay dẫn tới hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.
Mẹ bầu ăn bắp có gây mất ngủ không?
Mẹ bầu ăn ngô được không? ĐƯỢC, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều ngô khiến phụ nữ mang thai dễ bị mất ngủ. Bên cạnh đó, chúng cũng làm gia tăng lượng đường trong máu, làm mẹ bầu bị sinh non, thai nhi phát triển bất thường hay tăng cân nhanh.
Ăn ngô khi mang thai có gây tăng cân không?
Như đã chia sẻ phía trên, trong ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên việc sử dụng thường xuyên sẽ khiến chị em bị tăng cân. Do đó, bạn có thể bổ sung chúng vào các bữa ăn nhẹ trong ngày hay kết hợp cùng với món ăn khác giúp đỡ ngấy hơn.
Nhìn chung, với thắc mắc “Mẹ bầu ăn bắp được không?” mặc dù câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng không chỉ riêng ngô mà hầu hết các loại thực phẩm khác, bạn cũng cần kiểm soát chế độ ăn uống của bản thân nhằm tránh việc sử dụng quá nhiều. Ngoài ra, chị em cũng lưu ý không nên mua các loại ngô đã luộc sẵn mà hãy tự luộc tại nhà để đảm bảo an toàn hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.