Đối với những mẹ bầu thì việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh là bước quan trọng để chị em yên tâm hơn về hình dáng bé. Trong đó, chiều dài xương mũi thai nhi là một chỉ số để mọi người đánh giá em bé có đang phát triển bình thường không. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này một cách chi tiết.
Lý do nên đo chiều dài xương mũi thai nhi
Xương mũi là bộ phận có hai xương nhỏ nằm ở phía trên mũi và kết hợp cùng sụn mũi để tạo thành bộ khung định hình cho dáng mũi. Đặc biệt, việc làm xét nghiệm để biết chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần sẽ giúp bác sĩ biết trẻ có bị hội chứng Down hay có vấn đề nào không. Mặt khác, chỉ số này cũng chưa đủ xác thực bé có đang mắc bệnh gì mà cần kết hợp thêm nhiều kết quả xét nghiệm khác.
Ngoài ra, xương mũi ngắn hay không có xương mũi lúc còn trong bụng mẹ đều có khả năng liên quan đến bệnh Down. Vì vậy, các chuyên gia thường sẽ theo dõi, đo lường về chiều dài xương mũi thai nhi liên tục cho đến khi trẻ được 28 – 32 tuần tuổi.
Việc đo chiều dài xương mũi thai nhi giúp tránh được bệnh Down nguy hiểm
Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần tuổi
Theo nghiên cứu, chiều dài xương mũi thai nhi từ tuần thứ 19 – tuần 22 sẽ nằm ở khoảng là 4,60 – 5,70mm. Tiếp theo, chúng sẽ tăng dần lên từ 6,00 – 6,65mm kể từ tuần 23 – tuần 26 thai kỳ. Bên cạnh đó, nếu chiều dài xương mũi thai nhi tuần 21 hay 22 đều là 6mm thì vẫn hoàn toàn bình thường và bé cũng đang phát triển ổn định.
Mặt khác, nếu mẹ bầu phát hiện thai nhi bị bất sản xương mũi thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Khi đó, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh, như là Triple test, Double test hoặc NIPT. Lúc này, kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra thai nhi có rủi ro nào, mẹ bầu sẽ được tiến hành chọc ối để xem xét trẻ có mắc hội chứng Down hay không.
Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần tuổi
Chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn theo tuần
Bên cạnh tìm hiểu chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần, bạn có thể tham khảo thêm chỉ số này theo từng tuần chi tiết, gồm:
Tuần tuổi thai | Chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần |
16 | 3,3 |
17 | 3,7 |
18 | 4,2 |
19 | 4,6 |
20 | 4,9 |
21 | 5,3 |
22 | 5,7 |
23 | 6,0 |
24 | 6,4 |
25 | 6,6 |
26 | 6,65 |
Giải đáp: Các thắc mắc khác về xương mũi thai nhi
Pharmacity đã giúp bạn hiểu hơn về các chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi 21 tuần và theo từng mốc thời gian cụ thể. Ngoài biết được thông tin trên, nhiều mẹ bầu cũng có những thắc mắc xoay quanh chỉ số này, điển hình như:
Phần trăm chính xác khi thực hiện siêu âm xương mũi là bao nhiêu?
Có thể nói, khi thực hiện siêu âm để đo chiều dài xương mũi thai nhi được các bác sĩ thực hiện rất kỹ càng. Cụ thể, độ chính xác của biện pháp này chính là 95,5%.
Độ chính xác khi thực hiện siêu âm xương mũi là 95,5%
Ở tuần 11, mẹ bầu có thể thấy xương mũi của con không?
Thật ra, việc kiểm tra về chiều dài xương mũi ở trẻ sẽ được xét nghiệm khi mẹ bầu mang thai đến tuần thứ 12. Lý do là vì nếu tiến hành siêu âm quá sớm, kết quả sẽ không rõ vì ở tuần 11, xương mũi của bé vẫn còn nhỏ, chưa phát triển đủ về xương hay sụn để có thể thấy khi siêu âm.
Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bị ngắn thì bé có phát triển lành mạnh không?
Thực tế, vẫn có khoảng 1 – 3% trường hợp bé chào đời nhưng không có xương mũi. Vì vậy, đối với trường hợp chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần không hiện diện hoặc chỉ số đang ở mức trung bình thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ theo dõi, kiểm tra và điều trị phù hợp.
Chiều dài xương mũi bé 22 tuần không hiện diện sẽ được bạn sĩ tư vấn và theo dõi
Những yếu tố nào quyết định chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần?
Theo chuyên gia, một số yếu tố sau sẽ quyết định chiều dài xương mũi khi bé còn trong bụng mẹ, cụ thể:
- Gen di truyền từ mẹ hay bố.
- Tuổi thai.
- Chủng tộc (đa phần người châu Á sẽ có xương mũi ngắn hơn người châu Âu).
Chiều dài xương mũi thai nhi bao nhiêu là cao?
Để biết được trẻ có sống mũi cao hay thấp khi chào đời, bạn sẽ xem xét cả về hình dáng sống mũi, góc mũi cũng như cánh mũi. Vì thế, bạn có thể yên tâm khi chỉ số chiều dài này không thấp hơn so với bảng tiêu chuẩn phía trên thì con vẫn phát triển tốt.
Để biết trẻ có mũi cao hay thấp, cần xem xét về hình dáng sống mũi, góc mũi và cánh mũi
Như vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần là một trong những cách để mẹ bầu yên tâm hơn đồng thời tránh được rủi ro bệnh nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về quá trình lớn lên của trẻ trong bụng mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.