Thai 27 tuần là cột mốc quan trọng đối với cả mẹ và bé, ở giai đoạn này mẹ sẽ bắt đầu thèm ăn và tăng cân nặng nhanh. Bởi lẽ, đây là lúc chuyển tiếp sang cuối thai kỳ, em bé sẽ tăng cân và phát triển nhanh chóng hơn. Vậy, thai 27 tuần nặng bao nhiêu là phù hợp? Cùng Pharmacity giải đáp thắc mắc trên ngay trong bài viết này nhé!
Thai 27 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Theo thống kê trung bình về thai nhi 27 tuần nặng bao nhiêu, thì bé thường có cân nặng dao động từ 875 gram đến hơn 900 gram và chiều dài khoảng 36,6 cm đến 37 cm. Nhưng đây chỉ là những con số mang tính chất tham khảo, thực tế mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt. Do đó, việc theo dõi cân nặng thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ quan trọng hơn so với việc so sánh với tiêu chuẩn chung.
Khi đi khám thai định kỳ ở tuần 27, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số sinh trắc thai nhi chính xác hơn, bao gồm: Đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng và ước tính cân nặng. Dựa trên các chỉ số này, bác sĩ sẽ so sánh với bảng tiêu chuẩn phát triển thai nhi theo từng tuần để đánh giá sự phát triển của bé.
Sự phát triển của em bé tuần thứ 27
Ngoài việc quan tâm thai 27 tuần nặng bao nhiêu, thì đây cũng là giai đoạn bé yêu phát triển vượt bậc về cả thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật về sự phát triển của bé trong giai đoạn này:
- Cân nặng: Bé tăng trưởng nhanh chóng, đạt khoảng 1kg và dài khoảng 36,6cm.
- Não bộ: Não bộ tiếp tục phát triển, hình thành các nếp gấp và rãnh, bé có thể nằm mơ.
- Cơ bắp: Cơ bắp phát triển giúp bé có thân hình cân đối hơn, tuy nhiên vẫn còn ít mỡ hơn so với trẻ sơ sinh.
- Da: Da bé không còn trong suốt nữa mà chuyển sang màu đỏ, nhăn nheo và được bao phủ bởi lớp vernix – chất sáp bảo vệ da.
- Chuyển động: Bé cử động nhiều hơn và mạnh mẽ hơn, ba mẹ có thể cảm nhận được những cú đá của bé qua tay đặt trên bụng bầu.
- Mắt: Mắt bé tiếp tục phát triển, võng mạc hình thành, bé có thể mở mắt và có lịch trình ngủ riêng.
- Giác quan: Bé nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường như nhiệt độ và âm thanh, bé đã có thể phân biệt được giọng nói của ba mẹ.
Các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu ở tuần thứ 27
Bên cạnh quan tâm thai 27 tuần nặng bao nhiêu, các vấn đề sức khỏe của mẹ trong giai đoạn này cũng cần chú ý đặc biệt, cụ thể như sau:
Các triệu chứng khi mang thai ở tuần 27
Do nhu cầu dinh dưỡng cho bé tăng cao, mẹ bầu có thể cảm thấy thèm ăn hơn, đặc biệt là các món ngọt và béo. Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn thực phẩm lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh hơn từ tuần 27 trở đi, trung bình mỗi tuần sẽ tăng khoảng 0,5 – 1 kg.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ngọt, chất béo, thức ăn cay nóng,… Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác khi mẹ mang thai ở giai đoạn này như sau: Khó thở, đau ngực, đau lưng hoặc sưng phù xuất hiện ở mặt, cổ, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân do tích tụ nước.
Tình trạng bụng bầu 27 tuần
Từ tuần 27 trở đi, bụng bầu to dần khiến da căng giãn, dẫn đến hình thành các vết rạn da ở bụng, đùi, ngực. Vết rạn thường có màu đỏ, tím hoặc trắng tùy vào cơ địa mỗi người. Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng khiến da mẹ bầu trở nên nhạy cảm, dễ khô và ngứa hơn.
Mẹ nên dưỡng ẩm da thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm hoặc dầu ô liu để tăng độ đàn hồi cho da, giúp da mềm mại và giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da. Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong, tránh gãi khi ngứa vì có thể làm tổn thương da.
Vấn đề tiêm phòng cho mẹ bầu ở tuần thứ 27
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, bạn cần lưu ý tiêm những loại vắc xin chủ yếu như sau:
- Ho gà.
- Uốn ván.
- Vắc xin cúm.
Vấn đề siêu âm cho mẹ bầu ở tuần thứ 27
Tuần 27 thường nằm trong lịch trình khám thai định kỳ của mẹ bầu. Do đó, việc đi khám và siêu âm là vô cùng cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Mẹ bầu nên tuân thủ lịch trình khám thai đã được bác sĩ chỉ định để đảm bảo theo dõi sức khỏe thai nhi. Ngoài ra nên siêu âm khi gặp các vấn đề sức khỏe, lo ngại hoặc phát hiện bất thường như:
- Đau bụng, ra huyết âm đạo.
- Thai nhi giảm hoặc ít cử động.
- Thai nhi hiếu động quá mức.
- Có dấu hiệu tiền sản giật.
- Có bất kỳ triệu chứng nào khác liên quan đến tiền sử bệnh lý.
- Mẹ bầu chưa khám thai lần nào trong suốt thời gian dài vừa qua thì bác sĩ có thể chỉ định siêu âm để chẩn đoán và theo dõi tình trạng thai kỳ.
Với những thông tin được Pharmacity chia sẻ ở trên, chắc hẳn các mẹ đã nắm được thai 27 tuần nặng bao nhiêu cũng như những vấn đề sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để giữ sức khỏe tốt nhất, đừng quên liên tục theo dõi và khám thai định kỳ, vì đây là giai đoạn rất quan trọng cho quá trình phát triển của bé.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.