Testosterone hormone sinh dục nam có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nền tảng cũng như khả năng sinh lý của nam giới. Testosterone từ trước đến nay được xem là loại hormone đại điện cho phái nam. Tuy nhiên, testosterone có mặt trong máu ở cả nam và nữ giới. Nếu mức testosterone trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu các vấn đề sức khỏe ở hai giới.. Để kiểm soát và duy trì lượng nội tiết tố ở mức ổn định cần hiểu rõ nguyên nhân dư thừa testosterone, cũng dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả từ sớm.
Nguyên nhân gây dư thừa Testosterone
Testosterone là gì?
Đây là hormone có thể được tìm thấy ở cả cơ thể nam giới và nữ giới. Riêng đối với nam giới, đây là một hormone nội tiết tố quan trọng hơn cả.
Phần lớn lượng hormone Testosterone (95%) được sản xuất tại tinh hoàn của nam giới, chỉ có 4% được sản xuất tại tuyến thượng thận và lượng rất nhỏ tại buồng trứng của phái nữ.
Đối với nam giới, hormone này có vai trò tạo nên đặc tính sinh dục và tạo cơ bắp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới sở hữu lượng hormone Testosterone cao gấp 10 lần so với nữ giới. Đồng thời, nồng độ này đạt mức cao nhất trong giai đoạn dậy thì nhưng sẽ bị lão hóa và giảm dần theo độ tuổi.
Tại các thời điểm khác nhau trong ngày, lượng Testosterone đo được của một người cũng sẽ có sự thay đổi, cụ thể là nồng độ hormone này vào buổi tối sẽ thấp hơn so với buổi sáng hay tăng sau khi vận động mạnh.
Mức testosterone bình thường là bao nhiêu?
Xét nghiệm đo testosterone sẽ giúp đánh giá nồng độ hormone này là cao hay thấp so với mức testosterone chuẩn dưới đây:
- Ở nam giới: 300-1000 (ng / dL) hoặc 10-35 (nmol / L).
- Ở nữ giới: 15 đến (70 ng / dL) hoặc 0,5 đến 2,4 (nmol / L).
Tuy nhiên, con số trên đây không cố định mà sẽ có thể thay đổi đôi chút dựa vào tuổi tác của bạn và kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện.
Tình trạng testosterone quá cao ở nam giới xảy ra một cách tự nhiên rất hiếm gặp, hầu hết do nguyên nhân bệnh lý hoặc sử dụng chất kích thích quá mức. Các vận động viên thể dục chuyên nghiệp hoặc người tập thể hình thường xuyên sử dụng thuốc steroid đồng hóa thường gặp chứng testosterone tăng cao quá mức và nhiều ảnh hưởng khác.
Ngoài do thuốc, nam giới bị khối u tuyến thượng thận hoặc tinh hoàn thường bị tăng cao testosterone hơn bình thường. Những khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính, việc loại bỏ khối u sẽ giúp đưa nồng độ testosterone trong cơ thể về mức bình thường.
Tương tự như nam giới, nữ giới bị tăng cao nồng độ testosterone cũng thường do sử dụng steroid đồng hóa nhằm tăng khối lượng cơ hoặc khối u ở buồng trứng hay tuyến thượng thận. Cần cẩn thận với các bệnh lý sau:
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% nữ giới trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tăng cao testosterone. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này hiện chưa được xác định, song cần điều trị can thiệp sớm bởi testosterone quá cao cùng các biến chứng khác có thể khiến người bệnh bị vô sinh,tiểu đường, béo phì hay bệnh tim mạch.
Tăng sản thượng thận bẩm sinh
Đây là một dạng rối loạn di truyền khá hiếm gặp ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, người bệnh bị thiếu hụt một số enzyme điều chỉnh việc sản xuất hormone, trong đó có testosterone làm cho nồng độ chất này trong cơ thể tăng quá mức.
Dấu hiệu khi Testosterone quá cao
Dấu hiệu testosterone cao ở nam giới
Dấu hiệu testosterone quá cao sẽ xuất hiện khi nồng độ hormone này vượt quá mức bình thường, gây ra những hậu quả như:
- Cương dương tự phát (hay cương dương không tự chủ)
- Phát thải về đêm (hay còn gọi là giấc mơ ướt) là hiện tượng xuất tinh trong khi ngủ
- Ham muốn tình dục tăng cao nhưng số lượng tinh trùng thấp
- Phì đại tuyến tiền liệt kèm theo khó tiểu
- Mất ngủ
- Tăng khối cơ bắp
- Huyết áp cao và mỡ máu cao, dẫn đến tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch
- Tâm trạng thất thường, thường xuyên tức giận, nóng nảy và cáu kỉnh
- Tăng cân có liên quan một phần đến việc tăng cảm giác thèm ăn
- Nổi mụn
- Với bé trai, nồng độ testosterone cao bất thường có thể dẫn đến dậy thì sớm.
Dấu hiệu testosterone cao ở nữ giới
Lượng testosterone dư thừa ở phụ nữ sẽ gây nên các triệu chứng khó chịu cho chị em phụ nữ như:
- Dễ lo lắng quá mức dẫn đến trầm cảm.
- Giọng trầm hơn, da sạm đen và dày hơn.
- Mọc nhiều lông trên mặt và cơ thể.
- Giảm kích thước ngực, âm vật mở rộng.
- Kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục.
- Tăng cân, rụng tóc nhiều, tăng khối lượng cơ.
Dễ thấy rằng, testosterone tăng cao ở nữ giới khiến cơ thể có những thay đổi theo xu hướng “nam tính hóa” hơn, trường hợp nặng còn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Cách kiểm soát và điều trị testosterone quá cao
Điều trị và kiểm soát mức testosterone quá cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bổ sung testosterone hay steroid đồng hóa, bệnh nhân nên ngưng sử dụng những chất này để giảm dần testosterone trong cơ thể về mức bình thường. Một số cách kiểm soát và điều trị testosterone cao như:
Thay đổi lối sống
- Chế độ ăn uống: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và đường, thay vào đó tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ.
- Tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để giữ cơ thể khỏe mạnh và kiểm soát mức hormone.
- Giảm căng thẳng: Sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc các hoạt động giải trí khác.
Kiểm soát sử dụng steroid đồng hóa
Nếu bạn đang sử dụng steroid đồng hóa, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế an toàn hơn.
Điều trị y tế
- Thuốc ức chế testosterone: Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát mức testosterone, nhưng cần được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các khối u gây tăng sản xuất testosterone.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi mức testosterone và các chỉ số liên quan khác. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dư thừa testosterone có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát tình trạng này là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn nghi ngờ mình có mức testosterone quá cao, hãy thăm khám và tư vấn với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của bản thân và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe hormone và tổng thể. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dư thừa testosterone và cách kiểm soát. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.