Trong Y Học Cổ Truyền, cây sài đất thường được sử dụng như một loại dược liệu quý giá, bởi nó có thể chữa được rất nhiều bệnh của cả người lớn lẫn trẻ con. Ngoài ra, các bệnh da liễu, xương khớp hay bên trong nội tiết cũng có thể sử dụng sài đất để giúp hỗ trợ điều trị. Vậy, cây sài đất có tác dụng gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng loại cây này?
Cây sài đất thường được sử dụng như một loại dược liệu quý giá
Tổng quan về cây sài đất
Cây sài đất là một loại cỏ mọc hoang, tuy nhiên lại có nhiều tác dụng quý như giảm sốt, chữa rôm sảy, cảm cúm, viêm khớp… Sau khi thu hái về, cây được dùng tươi hoặc đem đi phơi khô làm thuốc sắc uống, đắp ngoài da hoặc nấu nước tắm. Tùy theo mục đích sử dụng mà điều chỉnh liều lượng sao cho thích hợp.
- Tên khác: Húng trám, ngổ núi, cúc dại
- Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.
- Họ: Cúc (Asteraceae)
Lá sài đất gần như không có cuống, mọc đối và có hình bầu dục thuôn, gốc và đầu nhọn. Hai mặt lá có lông thô, cứng, mép lá có răng cưa to và nông. Khi vò lá sẽ có mùi thơm như trám.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ở đầu cành. Quả bế.
Phân bố và phân loại
Sài đất là loại thực vật ưa ẩm, ưa bóng mát và thường mọc hoang ở những nơi như đồi núi, ven đường, ruộng,… Hiện nay, cây sài đất được tận dụng để trồng làm đẹp ở sân vườn, công viên hay ở các công ty, xí nghiệp… Ngoài Việt Nam, một số quốc gia châu Á như Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,… cũng có rất nhiều loại cây này và cũng được người dân tận dụng để trồng làm cảnh hoặc để làm thuốc.
Cây sài đất có mấy loại? Về phân loại cây sài đất, các nhà khoa học đã phân chia loại thực vật này làm 2 loại chính dựa vào đặc điểm của cây là sài đất hoa vàng và sài đất hoa trắng. Trong đó, hoa vàng đẹp mắt rực rỡ nên được trồng làm cây cảnh bên đường. Sài đất hay húng trám trắng thường được dùng trong các bài thuốc để giúp thanh lọc cơ thể, chữa bệnh rôm sảy, viêm da,…
Cây húng tràm thường được thu hoạch vào khoảng tháng 4, tháng 5. Đây cũng là thời kỳ cây đang ra hoa. Theo thông thường, người ta sẽ thu hoạch lá, thân, hoa của húng tràm để dùng làm thuốc. Bạn có thể dùng dược liệu ở dạng khô hoặc tươi đều được.
Thành phần hóa học của cây sài đất
Nước ép của cây sài đất có dầu màu đen hòa tan chất béo, nhựa, tanin, đường, saponin, các chất silic, lignin, pectin và các chất có cellulose. Trong lá sài đất có chứa wedelolacton vừa là flavonoid vừa là coumarin.
Theo như tài liệu Trung Quốc, loại cây này có chứa wedelolacton, dimethyl wedelolacton, nor wedelic acid cùng với một saponin triterpen tương tự saponin của nhân sâm.
Hơn nữa, trong sài đất còn có tinh dầu cùng với rất nhiều muối vô cơ.
Cây sài đất là một loại cỏ mọc hoang nhưng mang lại nhiều lợi ích tốt với sức khỏe
Tác dụng của cây sài đất đối với sức khỏe
Tác dụng của cây sài đất theo y học cổ truyền
Trong một số tài liệu y học cổ truyền, sài đất là loại dược liệu quý quy kinh can, phế và có tác dụng giúp hỗ trợ chữa bệnh nhờ tính mát, vị ngọt, hơi chua, không độc, chủ trị một số vấn đề như hóa đàm, chỉ huyết, lương huyết chỉ khái, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng và khử ứ. Trong dân gian, dược liệu cây sài đất thường được dùng với một số tác dụng sau:
- Tắm cây sài đất có tác dụng gì? Nấu nước tắm cho trẻ giúp giảm tình trạng nổi mụn nhọt, nổi rôm sảy;
- Sắc nước thuốc uống giúp giảm đau nhức, hạ sốt và chữa bệnh sốt xuất huyết;
- Vị thuốc này còn được dùng để giúp trị các vấn đề viêm nhiễm, nhiễm trùng, điển hình như bệnh viêm bàng quang, viêm chân răng, viêm tuyến vú, vàng da, viêm gan,… nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên và mạnh mẽ.
- Tại Trung Quốc, dược liệu sài đất được sử dụng để trị một số bệnh lý như viêm họng, bạch hầu, viêm amidan, ho gà…
Tác dụng của cây sài đất theo y học cổ truyền
Tác dụng của cây sài đất theo y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, dược liệu sài đất chứa nhiều hoạt chất quý đem lại một số công dụng trị bệnh gồm:
- Trị các bệnh lý ngoài da: Theo nghiên cứu, trong cây sài đất có chứa hàm lượng cao hoạt chất phenolic cùng với đặc tính trị viêm và có ích trong quá trình điều trị một số bệnh lý ngoài da như: viêm da cơ địa, nổi rôm sảy ở trẻ em, nổi mẩn ngứa ngoài da do dị ứng, chàm eczema hay nổi mụn trứng cá.
- Cây sài đất giúp giảm mụn: Nhờ tính mát và khả năng thanh nhiệt giải độc của mình mà sài đất được sử dụng như một thực phẩm trị mụn. Dùng sài đất kết hợp cùng với một số loại thuốc đông y khác để sắc nước uống mỗi ngày kết hợp tắm bằng nước sài đất có thể giúp trị mụn nhanh chóng. Tốt hơn nữa, bạn có thể dùng sài đất giã nát để đắp lên những vết mụn mủ giúp xẹp mụn nhanh hơn.
- Tăng cường chức năng bảo vệ gan: Thảo dược sài đất đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ chức năng gan bởi nhờ hoạt chất wedelolactone và demethylwedelolactone (dẫn xuất Coumestans). Đây cũng là lý do mà trong một số loại dược phẩm chống độc gan có chứa chiết xuất sài đất.
- Thanh nhiệt và thải độc: Dùng cây sài đất như một loại rau sống, đem rửa sạch và ăn trong các bữa hàng ngày. Kết hợp ăn cùng cá, thịt và các thực phẩm khác để có thể đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp thanh nhiệt và thải độc cho gan. Tuy nhiên, chỉ nên ăn tối đa từ 100gr – 200gr sài đất mỗi ngày để hiệu quả đạt được là tốt nhất, không gây ra tác dụng phụ.
- Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau: Trong sài đất có chứa các hoạt chất khác như Morphine, Aspirin và Indomethacin,… có khả năng giúp kháng viêm và giảm đau nhức hiệu quả.
- Tác dụng tốt đối với phụ nữ: Trong sài đất có chứa hàm lượng cao hoạt chất isoflavanoid có khả năng giúp hỗ trợ điều trị rong kinh, xuất huyết tử cung và cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
- Ngoài ra, dược liệu sài đất này còn có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa, kháng khuẩn và tăng cường khả năng bảo vệ chức năng lớp niêm mạc dạ dày, giúp giảm lo âu và bệnh viêm khớp tự miễn…
Tác dụng của cây sài đất theo y học hiện đại
Một số lưu ý khi sử dụng cây sài đất
- Để sử dụng sài đất một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng cũng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
- Để đảm bảo an toàn, trước khi uống hoặc đắp sài đất lên da, bạn hãy bôi một ít nước thuốc này ra cổ tay. Nếu sau một ngày mà vẫn không có biểu hiện kích ứng thì bạn có thể dùng toàn thân hoặc trên diện rộng.
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện bất kỳ các triệu chứng bất thường, nên tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Cây sài đất thường rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa, do đó nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường sẽ có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.
- Chỉ nên sử dụng thuốc uống trong ngày, tuyệt đối không uống thuốc sài đất đã để qua đêm. Ngoài ra tránh sử dụng quá nhiều để không gây những tác dụng phụ không tốt.
Kết luận: Trên đây là những thông tin về cây sài đất và các tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng loại cây này. Trước và trong quá trình sử dụng dược liệu này, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn về liều dùng, thời gian sử dụng cũng như cách thực hiện phù hợp, an toàn với tình trạng bệnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.